Đảng DCXH Nga và những nhiệm vụ trước mắt, Tháng Mười hai 1901
I
Tư tưởng con người trước khi đạt đến chủ nghĩa xã hội được xây dựng nên và sáng lập ra trên một cơ sở khoa học, đã phải trải qua nhiều thử thách, nhiều đau khổ, nhiều thăng trầm. Những người xã hội chủ nghĩa Tây Âu trước khi khai thông được một con đường, phân tích và rút ra những quy luật của đời sống xã hội và, sau đó, đi đến kết luận là nhân loại cần phải tiến đến chủ nghĩa xã hội, đã phải mất rất nhiều thời gian đi lang thang mò mẫm trong bãi sa mạc của chủ nghĩa xã hội không tưởng (hão huyền và không thể thực hiện được). Từ đầu thế kỷ vừa qua, châu Âu đã sản sinh ra nhiều nhà nghiên cứu khoa học chân chính, can đảm, đầy lòng hy sinh quên mình, đã ra sức làm sáng tỏ và giải đáp vấn đề này: làm thế nào để cứu vớt nhân loại khỏi cái gánh nặng không ngừng lớn lên và trầm trọng thêm theo mức độ phát triển của thương nghiệp và công nghiệp ? Tây Âu đã dồn dập chịu đựng biết bao cơn bão táp, biết bao dòng suối máu, để xóa bỏ sự áp bức của thiểu số đối với đa số, nhưng nỗi thống khổ vẫn còn, các vết thương vẫn nhức nhói và sự đau đớn ngày càng trở nên không thể kham được nữa. Phải thấy rằng một trong những lý do chính của tình hình đó là vì chủ nghĩa xã hội không tưởng đã không giải thích những quy luật của đời sống xã hội: chủ nghĩa đó bay lượn trên cuộc sống, chìm đắm trong cõi thiên đường, trong khi cần gắn chặt với thực tế. Những người không tưởng dự định thực hiện ngay tức khắc chủ nghĩa xã hội khi trong đời sống chưa đưa ra một cơ sở nào để thực hiện nó cả ; và do những hậu quả của chủ nghĩa đó nên đã xảy ra điều đáng buồn hơn nữa là những người không tưởng trông chờ các cường quốc trên thế giới này thực hiện chủ nghĩa xã hội ; họ cho rằng các cường quốc phải lĩnh hội được dễ dàng sự đúng đắn của lý tưởng xã hội chủ nghĩa (Rô-be O-nen, Lu-i Bơ-lăng, Phu-ri-ê và những người khác). Quan niệm đó hoàn toàn không nhìn thấy phong trào công nhân thực tế và quần chúng công nhân, đại diện tự nhiên duy nhất của lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Những người không tưởng không hiểu được điều đó. Họ muốn tạo ra niềm hạnh phúc trên trái đất bằng những đạo luật, những bản tuyên bố mà không cần đến bản thân dân chúng (công nhân). Họ không đặc biệt chú ý đến phong trào công nhân và thậm chí họ còn thường phủ nhận tầm quan trọng của nó. Như thế lý thuyết của họ sẽ chỉ vẫn là lý thuyết ; nó chỉ lướt qua bên cạnh quần chúng công nhân ; trong lòng quần chúng đó đã chín mùi, một cách hoàn toàn độc lập với lý thuyết đó, cái tư tưởng vĩ đại đã được bậc thiên tài Các Mác đích thân nêu lên vào giữa thế kỷ vừa rồi : « Công cuộc giải phóng những người lao động sẽ là sự nghiệp của chính ngay những người lao động… Vô sản toàn thế giới, đoàn kết lại! »
Lời nói đó đã làm sáng tỏ cái chân lý mà giờ đây đã trở thành hiển nhiên ngay cả đối với những « người mù » : lý tưởng xã hội chủ nghĩa chỉ có thể được thực hiện qua hành động của chính ngay công nhân, qua sự đoàn kết của họ thành một lực lượng có tổ chức không phân biệt dân tộc nào, nước nào. Phải chứng minh chân lý đó, như là Mác và Ăng-ghen, bạn của Người, đã làm một cách tài tình, để làm cơ sở vững chắc cho Đảng dân chủ-xã hội hùng mạnh ; ngày nay, như là một số mệnh khắc nghiệt, đảng đó đang đứng thẳng trên đầu chế độ tư sản ở châu Âu và đe dọa thủ tiêu nó đề xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa trên đống gạch vụn của chế độ tư sản.
Sự phát triển của tư tưởng xã hội chủ nghĩa ở Nga đã đi theo gần đúng con đường mà Tây Âu đã đi. Ở Nga cũng vậy, trước khi đạt đến sự giác ngộ xã hội chủ nghĩa, đến chủ nghĩa xã hội khoa học, những người xã hội chủ nghĩa đã phải mất một thời gian dài đi lang thang mò mẫm. Ở đây cũng thế, trước đây đã có những người xã hội chủ nghĩa, đã có một phong trào công nhân, nhưng họ đi theo những con đường độc lập, người nào đi theo phía của người nấy: những người xã hội chủ nghĩa thì đi theo giấc mơ ảo tưởng (« Ruộng đất và Tự do », « Ý chí của nhân dân »), phong trào công nhân thì đi theo những cuộc nổi dậy tự phát. Cả hai đều đấu tranh trong cùng một thời gian (1870-1890) nhưng lại không biết nhau. Những người xã hội chủ nghĩa thì không có cơ sở trong nhân dân cần lao ; như thể hành động của họ vẫn còn trừu tượng, không có nền tảng. Còn công nhân thì thiếu người lãnh đạo, thiếu người tổ chức ; như thế phong trào của họ dẫn đến những cuộc nổi dậy không có trật tự. Đó là lý do chủ yếu khiến cho cuộc đấu tranh anh hùng của những người xã hội chủ nghĩa vẫn không có kết quả và lòng dũng cảm phi thường của họ đã bị tan vỡ trước những bức tường kiên cố của nền quân chủ chuyên chế. Chỉ từ 1890 trở đi thì những người xã hội chủ nghĩa mới xích lại gần quần chúng công nhân. Họ đã nhìn thấy rằng con đường cứu nguy chỉ có thể do giai cấp công nhân mang lại và chỉ có giai cấp đó mới thực hiện được lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Từ đó trở đi Đảng dân chủ xã hội Nga đã tập trung tất cả sức lực và tất cả sự chú ý của mình vào cái phong trào đã diễn ra vào thời kỳ đó trong công nhân Nga. Tuy hãy còn chưa được giác ngộ đầy đủ và không được rèn luyện đề đấu tranh, người công nhân Nga đã cố gắng dần dần thoát khỏi tình hình tuyệt vọng của mình và cải thiện đôi chút vận mệnh của mình. Tất nhiên lúc đó nội bộ phong trào hãy còn chưa có một công tác tổ chức có trật tự : phong trào mang tính chất tự phát.
Và thế là Đảng dân chủ-xã hội đảm nhận nhiệm vụ hướng dẫn cái phong trào không tự giác, tự phát, vô tổ chức đó. Đảng đã ra sức phát triển ý thức giác ngộ của công nhân, chỉnh đốn cuộc đấu tranh tản mạn rời rạc của nhiều nhóm công nhân riêng lẻ, sáp nhập những nhóm đó vào một cuộc đấu tranh chung khiến cho cuộc đấu tranh đó là cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân Nga chống lại giai cấp những kẻ áp bức ở Nga và ra sức mang lại cho cuộc đấu tranh đó một tính chất có tổ chức.
Ban đầu Đảng dân chủ-xã hội không thể hoạt động sâu vào trong quần chúng công nhân : như thế nó chỉ hoạt động trong các nhóm tuyên truyền và cổ động. Hình thức hoạt động duy nhất lúc đó của đảng là công tác nghiên cứu ở trong các nhóm. Mục đích của những nhóm nghiên cứu đó là tạo ra trong số chính ngay những công nhân, một nhóm có khả năng sau này đứng ra lãnh đạo phong trào. Bởi thế những nhóm đó gồm những công nhân tiền tiến : chỉ có những phần tử ưu tú trong công nhân mới có khả năng nghiên cứu trong các nhóm đó.
Nhưng thời kỳ những nhóm nghiên cứu đã nhanh chóng kết thúc. Đảng dân chủ-xã hội sớm cảm thấy cần phải thoát khỏi cái khuôn khổ chật hẹp đó và mở rộng phạm vi ảnh hưởng của họ đến quần chúng công nhân rộng rãi. Những điều kiện bên ngoài cũng thích hợp với tình hình đó. Thời kỳ đó, phong trào tự phát đặc biệt phát triển trong công nhân. Trong các bạn, ai là người lại không nhớ đến cái năm mà phong trào đó lan ra khắp cả Ti-phơ-lít-xơ ? Những cuộc bãi công vô tổ chức nối tiếp nhau xảy ra trong các xưởng thuốc lá và các công xưởng đường sắt. Tình hình đó xảy ra ở ta hồi 1897 và hồi 1898. Ở Nga thì sớm hơn một chút. Phải cứu viện kịp thời ; Đảng dân chủ-xã hội đã làm đúng như thế. Cuộc đấu tranh đòi rút ngắn ngày lao động, bỏ chế độ cúp phạt, tăng tiền công, v. v., bắt đầu. Đảng dân chủ- xã hội biết rất rõ rằng phong trào, trong quá trình phát triển, không chỉ hạn chế ở những yêu sách nhỏ nhặt đó, chúng không phải là mục đích của phong trào, mà chỉ là một biện pháp để đạt tới đích. Những yêu sách đó đúng là nhỏ nhặt quá, lúc đó đúng là công nhân ở nhiều thành phố và khu đấu tranh một cách riêng rẽ ; nhưng chính cuộc đấu tranh đó đã dậy cho họ biết rằng họ chỉ giành được thắng lợi hoàn toàn khi nào mà toàn thế giai cấp công nhân được tổ chức thành một lực lượng thống nhất, hùng mạnh, có tổ chức và tấn công kẻ thù. Cuộc đấu tranh đó cũng chứng minh cho họ thấy rằng ngoài kẻ thù trực tiếp của họ là tên tư bản ra còn có một kẻ thù khác có tính thần cảnh giác hơn nữa : lực lượng có tổ chức của toàn thế giai cấp tư sản, Nhà nước tư sản hiện nay cùng với quân đội, tòa án, cảnh sát, nhà tù, hiến binh của nó. Nếu, ngay cả ở Tây Âu nữa, một ý đồ nhỏ nhặt của mình cũng vấp phải chính quyền tự sản; nếu, ở Tây Âu là nơi đã giành được các nhân quyền, người công nhân đang phải tiến hành đấu tranh chống lại chính quyền, thì người công nhân Nga trong sự vận động của minh lại càng phải va vấp với chính quyền chuyên chế, tên địch thủ này luôn luôn cảnh giác đối với mọi phong trào công nhân, không những vì chính quyền đó bảo vệ bọn tư bản, mà cũng còn vì tư cách là chính quyền chuyên chế, nó không thể dung thứ một hoạt động riêng nào của các giai cấp xã hội, nhất là của một giai cấp như giai cấp công nhân là giai cấp bị áp bức, bị đè nén hơn những giai cấp khác. Đảng dân chủ-xã hội Nga quan niệm bước đi của phong trào như thế đó và nó đã mang toàn lực ra đề truyền bá những tư tưởng đó trong công nhân. Sức mạnh của đảng là ở đây và chính điều đó giải thích sự phát triển lớn lao và thẳng lợi của đảng đó ngay từ ngày đầu, như ta đã thấy qua cuộc bãi công to lớn của công nhân dệt ở Pê-téc-bua năm 1896.
Nhưng những thắng lợi đầu tiên đã làm cho một vài người yếu tinh thần mất phương hướng và hoang mang. Nếu xưa kia những người xã hội chủ nghĩa không tưởng chỉ để ý đến mục đích cuối cùng và bị nó làm mờ mắt không nhìn thấy gì nữa cả hay họ phủ nhận phong trào công nhân thực tế đang phát triển dưới con mắt họ thì ngược lại một số người dân chủ-xã hội Nga lại chỉ chú ý đến phong trào công nhân tự phát, đến những nhu cầu hàng ngày của công nhân. Lúc đó (cách đây 5 năm), trình độ giác ngộ của giai cấp công nhân Nga còn rất thấp. Công nhân Nga vừa mới thoát khỏi cơn mê muội ngàn đời và đôi mắt quen nhìn vào nơi tối tăm nên tất nhiên họ không thấy những gì đã diễn ra trên cái thế giới lần đầu tiên đang mở ra trước họ. Họ không có những nhu cầu lớn và những yêu sách của họ thật quá nhỏ nhặt. Họ còn chưa nghĩ được xa hơn việc tăng tiền công ít ỏi hoặc rút bớt giờ lao động. Còn sự cần thiết phải thay đổi chế độ hiện hành, xóa bỏ quyền sở hữu tư nhân, tổ chức chế độ xã hội chủ nghĩa, thì quần chúng công nhân Nga thậm chí cũng không nghĩ đến nữa. Họ cũng không dám đề cập đến sự xóa bỏ cái chế độ nô lệ mà toàn thể nhân dân Nga đang sống khổ sở tối tăm dưới chính quyền chuyên chế, không dám nói đến cả quyền tự do của nhân dân lẫn quyền nhân dân được tham dự quản lý Nhà nước. Và trong khi một bộ phận của Đảng dân chủ-xã hội Nga thấy mình phải có nhiệm vụ đưa những tư tưởng xã hội chủ nghĩa vào phong trào công nhân, thì một bộ phận khác lại chỉ nghĩ đến đấu tranh kinh tế, đấu tranh để cải thiện một phần nào đời sống của công nhân (như rút bớt giờ lao động và tăng tiền công), họ sẵn sàng quên hẳn nhiệm vụ to lớn của họ, lý tưởng vĩ đại của họ.
Theo gương những đồng môn của họ ở Tây Âu (những kẻ mà người ta gọi là phái Béc-stanh), họ nói: « Đối với chúng tôi, phong trào là tất cả, còn mục đích cuối cùng chẳng là gì cả ». Họ tuyệt nhiên không quan tâm đến cái mà giai cấp công nhân đấu tranh để giành lấy, chỉ cần giai cấp công nhân đấu tranh là đủ. Họ lập ra một thứ chính trị rẻ tiền. Một ngày kia họ đi tới cái điều mà Tư tưởng công nhân, tờ báo ở Pê-téc-bua, đã tuyên bố : « Cương lĩnh chính trị của chúng tôi là ngày làm 10 giờ, lập lại những ngày lễ mà đạo luật ngày 2 tháng Sáu đã bãi bỏ »(!!!)*.
(* Nên nhớ rằng thời gian gần đây Liên minh đấu tranh Pê-téc-bua và Ban biên tập tờ báo của nó đã từ bỏ xu hướng cũ kỹ hoàn toàn kinh tế chủ nghĩa của mình và ra sức mang những tư tưởng đấu tranh vào trong hoạt động của mình)
Lẽ ra phải hướng dẫn phong trào tự phát, đưa lý tưởng dân chủ-xã hội vào trong quần chúng và hướng họ đi đến mục đích cuối cùng của chúng ta thì bộ phận đó của Đảng dân chủ-xã hội Nga lại trở thành một công cụ mù quáng của phong trào, họ đã mù quáng đi theo bộ phận công nhân kém phát triển và chỉ vẻn vẹn nêu lên những nhu cầu, những sự cần thiết mà quần chúng công nhân đã biết rồi. Tóm lại, họ đứng trước cái cửa mở, gõ cửa nhưng lại không dám bước vào nhà. Họ tự tỏ ra không có khả năng giải thích cho quần chúng công nhân hiểu mục đích cuối cùng của mình: chủ nghĩa xã hội hoặc thậm chí cả mục đích trước mắt của mình : lật đổ chế độ chuyên chế ; đáng buồn hơn cả là họ cho tất cả những điều đó là vô ích và thậm chí là có hại. Họ nhìn người công nhân Nga như một đứa trẻ con và sợ rằng những tư tưởng táo bạo như thể làm cho người công nhân sợ hãi. Lạ hơn nữa, theo một phái của Đảng dân chủ-xã hội thì chủ nghĩa xã hội không cần đến một cuộc đấu tranh chính trị nào cả ; nó chỉ cần một cuộc đấu tranh kinh tế : những cuộc bãi công và các công đoàn, những hợp tác xã tiêu dùng và sản xuất, vì thế là chủ nghĩa xã hội đã sẵn sàng rồi. Họ cho lý luận của quốc tế dân chủ-xã hội cũ là sai, lý luận đó nói rằng chừng nào chính quyền còn chưa nằm trong tay giai cấp vô sản (chuyên chính vô sản) thì không thể biến đổi chế độ hiện hành được, và không thể giải phóng toàn thể công nhân được. Theo họ thì tự bản thân chủ nghĩa xã hội không hề đem lại cái gì mới mẻ cả và nói cho đúng ra thì không khác chế độ tư bản chủ nghĩa hiện hành : chủ nghĩa xã hội dễ dàng xâm nhập vào chế độ đó ; mỗi một công đoàn, và thậm chí mỗi một tiệm buôn của hợp tác xã hay mỗi một hội sản xuất theo họ thì đó là « một mẫu của chủ nghĩa xã hội » rồi. Và chính với cách chắp vá quần áo cũ ngu si đó, họ định may cho nhân loại đau khổ một bộ quần áo mới! Nhưng điều mà những người cách mạng đáng buồn nhất và không thể hiểu nổi là cái bộ phận đó của đảng đã mở rộng bài học của những người thầy họ ở phương Tây (Béc-stanh và phe lũ) đến mức tuyên bố một cách vô liêm sỉ rằng quyền tự do chính trị (quyền bãi công, tự do hội họp, tự do ngôn luận, v.v.) phù hợp với chế độ Nga hoàng; vậy hoàn toàn không cần đến một cuộc đấu tranh chính trị đặc biệt, một cuộc đấu tranh để lật đổ chế độ chuyên chế ; vì muốn đạt được mục đích thì, như người ta thấy, chỉ cần đến cuộc đấu tranh kinh tế mà thôi, chỉ cần là các cuộc bãi công xảy ra thường xuyên hơn bất chấp sự cấm đoán của các nhà chức trách ; bọn này lúc đó sẽ chán ngán không muốn trừng phạt những người bãi công nữa, quyền bãi công và quyền hội họp sẽ tự dấn thân đến.
Như thế, những kẻ gọi là « dân chủ-xã hội » đó ra sức chứng minh rằng người công nhân Nga chỉ nên dành mọi cố gắng, mọi sức lực cho đấu tranh kinh tế, đừng theo đuổi những « lý tưởng mênh mông ». Trong thực tiễn, hành động của họ xuất phát từ tư tưởng cho rằng họ có nhiệm vụ tự hạn chế trong công tác địa phương ở một thành phố này hay thành phố nọ. Việc tổ chức Đảng công nhân dân chủ-xã hội Nga không đem lại một lợi ích nào cả, trái lại, đối với họ, việc đó dường như là một trò hề, trò trẻ con khiến cho họ quên mất « nhiệm vụ » trực tiếp của họ : đấu tranh kinh tế. Bãi công và bãi công, quyên góp nhiều xu vào quỹ đấu tranh, đó là tất cả sự hoạt động của họ.
Chắc chắn người ta sẽ nghĩ rằng một khi những kẻ tôn sùng « phong trào » tự phát đã thu hẹp như vậy những nhiệm vụ của họ, một khi họ đã từ bỏ những tư tưởng của Đảng dân chủ-xã hội, những kẻ đó ít ra cũng đã làm được nhiều cho phong trào đó. Nhưng cả về mặt đó nữa, chúng ta cũng thất vọng. Lịch sử phong trào Pê-téc-bua đã khiến chúng ta tin chắc như thế. Sự phát triển huy hoàng của phong trào đó và những tiến bộ dũng cảm của nó lúc ban đầu, hồi 1895-1897, sau đó nhường chỗ cho những sự mò mẫm mù quáng và cuối cùng phong trào đã đi đến địa điểm chết. Điều đó không có gì đáng ngạc nhiên cả: tất cả những cố gắng của « những người kinh tế chủ nghĩa » nhằm tạo nên một tổ chức vững chắc cho cuộc đấu tranh kinh tế đều luôn luôn vấp phải bức tường dày cộp của chính quyền, luôn luôn bị bức tường đó làm cho tan vỡ. Những điều kiện nghiêm ngặt của cảnh sát không cho phép thành lập được một tổ chức kinh tế nào cả. Những cuộc bãi công đều vô ích, vì trong 100 cuộc bãi công thì 99 cuộc bị gọng kìm cảnh sát bóp nghẹt, công nhân bị trục xuất tàn nhẫn khỏi Pê-téc-bua, nhà tù và băng giá ở Xi-bi-ri đã làm mòn mỏi năng lực cách mạng của họ. Chúng tôi tin tưởng sâu sắc rằng những điều kiện khách quan, những điều kiện cảnh sát, không phải là những nguyên nhân duy nhất của sự chậm trễ (tất nhiên là tương đối) của phong trào ; phong trào phát triển chậm còn do sự phát triển của bản thân những tư tưởng, của sự giác ngộ giai cấp cũng bị chậm trễ như thế, do đó năng lực cách mạng của công nhân bị suy yếu.
Trong khi phong trào công nhân phát triển thì công nhân vẫn không thể hiểu được đầy đủ những mục đích cao cả và ý nghĩa sâu sắc của phong trào đó, vì ngọn cờ đấu tranh của người công nhân Nga chỉ là một miếng giẻ lau cũ kỹ phai màu với cái khẩu hiệu thiều não của cuộc đấu tranh kinh tế , bởi vậy cho nên công nhân nhất thiết phải cung cấp cho cuộc đấu tranh đó ít năng lực hơn, ít lòng hăng say hơn, ít nguyện vọng cách mạng hơn : một năng lực to lớn chỉ phát sinh để phục vụ một mục đích vĩ đại.
Những nguy cơ lại còn trầm trọng hơn nữa nếu chính ngay những điều kiện của đời sống chúng ta không kiên quyết thúc đẩy ngày một mạnh mẽ công nhân Nga tiến tới cuộc đấu tranh chính trị trực tiếp, vì vậy nguy cơ đó đe dọa phong trào. Một cuộc bãi công nhỏ, bình thường, đã đặt thẳng ra trước mắt người công nhân vấn đề : ở ta, mọi quyền chính trị đều không có, tình trạng đó khiến cho người công nhân xung đột với chính quyền và quân đội, và chứng minh cho người công nhân thấy rằng chỉ có đấu tranh kinh tế không thôi thì rõ ràng là không đủ. Đó là lý do tại sao càng ngày cuộc đấu tranh càng mang một tính chất chính trị rõ ràng hơn, ngược lại với những nguyện vọng của chính « những người dân chủ-xã hội » đó. Mỗi một ý đồ của những người công nhân thoát khỏi cơn mê muội nhằm công khai biểu hiện sự bất bình của mình đối với tình hình kinh tế và chính trị, cái ách của tình hình đó ngày nay đang khiến cho người công nhân Nga rên xiết ; mỗi một ý đồ nhầm tự giải phóng mình khỏi cái ách đó đều thúc đẩy công nhân tiến hành những cuộc biểu tình ngày càng ít giống với cuộc đấu tranh kinh tế. Ở Nga, chính những ngày lễ mùng 1 tháng Năm đã mở đường cho cuộc đấu tranh chính trị và cho những cuộc biểu tình. Người công nhân đã đưa thêm vào cuộc bãi công, biện pháp đấu tranh duy nhất của họ xưa kia, một biện pháp mới và hùng mạnh là biểu tình chính trị ; biện pháp đó được đem dùng thử lần đầu tiên trong ngày lễ vĩ đại mùng 1 tháng Năm 1900 ở Khác-cốp.
Phong trào công nhân Nga nhờ có sự phát triển nội bộ của nó mà đã chuyển từ sự tuyên truyền trong các nhóm nghiên cứu và từ cuộc đấu tranh kinh tế bằng các cuộc bãi công sang cuộc đấu tranh chính trị và sự cổ động như vậy đó.
Bước chuyển biến đó tiến hành khá nhanh khi giai cấp công nhân thấy xuất hiện trên vũ đài những phần tử trong những giai cấp xã hội khác ở Nga cương quyết giành lấy quyền tự do chính trị.
II
Không phải chỉ có giai cấp công nhân chịu rên rỉ dưới ách của chế độ Nga hoàng. Bàn tay nặng nề của nền chuyên chế quân chủ còn bóp nghẹt nhiều giai cấp xã hội khác nữa. Người ta nghe thấy tiếng kêu than của nông dân bị cảnh đói khát thường xuyên làm cho đau đớn, bị những thuế khóa nặng nề làm cho khốn cùng và bị đem nộp mạng cho bọn thương nhân tư sản và bọn địa chủ « quý tộc ». Người ta nghe thấy tiếng kêu than của đám dân đen ở thành thị, những nhân viên nhỏ ở các cơ quan hành chính và ở các hãng tư nhân, những công chức nhỏ, tóm lại là toàn bộ khối dân thường ở thành thị mà cuộc sống cũng không được bảo đảm gì hơn cuộc sống của công nhân và đã có mối bất bình về địa vị của họ trong xã hội. Người ta nghe thấy tiếng kêu than của một bộ phận của giai cấp tiểu tư sản và cả của tư sản loại trung nữa là những người không cam chịu những roi vọt của chế độ Nga hoàng, và nhất là tiếng kêu than của bộ phận có học thức trong giai cấp tư sản, những người được gọi là đại diện cho những nghề nghiệp tự do (những người làm công tác giáo dục, thầy thuốc, luật sư, sinh viên và nói một cách chung chung hơn, thanh niên học sinh). Người ta nghe thấy tiếng kêu than của những dân tộc và những giáo phái bị áp bức ở Nga, như những người Ba-lan bị xua đuổi khỏi tổ quốc và bị xúc phạm trong những tình cảm thiêng liêng nhất của họ, và những người Phần-lan mà chế độ chuyên chế đã láo xược chà đạp lên những quyền hạn và quyền tự do mà lịch sử đã ban cho họ. Người ta nghe thấy tiếng kêu than của những người Do-thái luôn luôn bị khủng bố và bị thóa mạ, họ không có ngay cả những quyền hạn nhỏ nhặt mà những người khác có quốc tịch Nga được hưởng : quyền được sống bất cứ ở đâu, quyền đi học, quyền làm nhân viên, v,v.. Người ta nghe thấy tiếng kêu than của những người Giê-óoc-gi, người Ác-mê-ni và những người thuộc các dân tộc khác, không có quyền mở trường, không được làm việc trong các cơ quan hành chính, bắt buộc phải tuân theo cái chính sách Nga hóa đáng hổ thẹn và có tính chất áp bức mà chế độ chuyên chế áp dụng một cách rất sốt sắng. Người ta nghe thấy tiếng kêu than của hàng triệu tín đồ thuộc các giáo phái Nga mong muốn được tôn thờ và hành đạo theo ý muốn của mình chứ không phải theo ý muốn của những giáo trưởng chính thống. Người ta nghe thấy tiếng kêu than... nhưng không thể nào kể hết được những người bị chế độ chuyên chế Nga đàn áp và khủng bố. Họ nhiều đến nỗi nếu tất cả họ đều nhận thức được điều đó, nếu tất cả họ đều hiểu được rằng đâu là kẻ thù của họ, thì chính quyền chuyên chế sẽ không thể sống thêm được một ngày nữa ở Nga. Khổ thay nông dân Nga còn bị chế độ nông nô, sự khốn cùng và tình trạng ngu tối ngàn đời đè nặng. Họ chi mới bừng tỉnh, còn chưa hiểu đâu là kẻ thù của mình. Các dân tộc bị áp bức ở Nga thậm chí cũng không nghĩ đến việc tự giải phóng bằng lực lượng của bản thân mình chừng nào mà họ còn bị không những chính phủ Nga mà ngay cả dân tộc Nga nữa chống lại, vì dân tộc đó còn chưa nhận thấy rằng kẻ thù chung của họ là chế độ chuyên chế. Còn lại là giai cấp công nhân, dân thường ở thành thị và bộ phận có học thức trong giai cấp tư sản.
Những giai cấp tư sản trong các nước và trong các dân tộc rất giỏi khoa chiếm lấy những kết quả thắng lợi của những người khác ; chúng lợi dụng người khác rất giỏi. Chúng không bao giờ muốn liều lĩnh từ bỏ địa vị tương đối được ưu đãi của chúng để tiến hành cuộc đấu tranh chống lại một kẻ địch hùng mạnh, một cuộc đấu tranh mà chưa chắc đã chiến thắng dễ dàng, mặc dù bất bình nhưng chúng sống không khổ: cho nên chúng vui lòng nhường cho giai cấp nông dân và nói chung cho đám dân thường cái quyền giơ lưng đón lấy những roi vọt của bọn cô-dắc và những viên đạn của bọn lính tráng, cái quyền chiến đấu trên các chiến lũy, v.v.. Còn chúng, chúng « tán thành » cuộc đấu tranh và cao nhất là chúng « phẫn nộ » (riêng trong lòng họ) trước sự tàn bạo mà kẻ thù điên cuồng đang dùng để đàn áp phong trào nhân dân. Chúng sợ những hành động cách mạng, và chỉ đến giờ phút chót của cuộc đấu tranh, khi chúng thấy rõ sự bất lực của kẻ thù, thì bản thân chúng mới đứng về phía những biện pháp cách mạng. Kinh nghiệm lịch sử đã dạy chúng ta điều đó... Chỉ có giai cấp công nhân và nhân dân nói chung mới là lực lượng cách mạng thật sự, trong cuộc đấu tranh của mình họ không mất gì ngoài những xiềng xích trói buộc họ, và lịch sử của nước Nga, tuy còn nghèo nàn, cũng xác định cái chân lý cổ xưa đó mà lịch sử của tất cả các phong trào đã dạy chúng ta.
Trong số những kẻ đại diện cho cái xã hội được ưu đãi, chỉ có một bộ phận sinh viên tỏ ra cương quyết đấu tranh đến cùng cho những yêu sách của mình. Nhưng chúng ta không nên quên rằng ngay trong cái bộ phận sinh viên đó cũng có con cái của những người công dân bị áp bức ; và sinh viên, thanh niên học sinh một khi chưa lặn lội trong cái đại dương của cuộc sống và chưa chiếm một địa vị xã hội nhất định, đều thiên về những nguyện vọng lý tưởng hơn bất cứ ai, những nguyện vọng đó kêu gọi họ đấu tranh cho tự do,
Dù sao, hiện nay sinh viên cũng xuất hiện trong phong trào của « xã hội » như là những người đứng đầu hàng, như là một đội tiên phong. Ngày nay, bộ phận bất bình trong các giai cấp xã hội khác nhau tập hợp xung quanh họ. Lúc đầu, sinh viên ra sức đấu tranh bằng biện pháp mượn của công nhân, các cuộc bãi khóa. Nhưng khi chính phủ đối phó lại các cuộc bãi khóa đó bằng đạo luật tàn ác (« Quy chế tạm thời »), - theo nó thì các sinh viên bãi khóa đều bị đưa vào quân đội làm lính thường, - thì sinh viên chỉ còn có một cách đấu tranh duy nhất : kêu gọi sự ủng hộ của xã hội Nga và chuyển từ những cuộc bài khóa sang những cuộc xuống đường biểu tình. Họ đã làm như thế. Họ không hạ vũ khí ; trái lại, họ lại tiếp tục đấu tranh còn dũng cảm và kiên quyết hơn. Công dân bị áp bức tập hợp xung quanh họ, giai cấp công nhân bắt tay giúp đỡ họ và phong trào mạnh mẽ hơn trở thành mối đe dọa đối với chính quyền. Đã hai năm nay rồi, chính phủ Nga dùng toàn bộ lính tráng, cảnh sát và hiến binh tiến hành một cuộc đấu tranh mãnh liệt nhưng vô hiệu chống lại những công dân ương ngạnh.
Những sự kiện xảy ra trong những ngày gần đây chứng tỏ rằng các cuộc biểu tình chính trị không thể nào thất bại được. Những điều diễn ra trong những ngày đầu tháng Chạp ở Khác-cốp, Mạc-tư-khoa, Ni-giơ-ni Nốp-gô-rốt, Ri-ga, v.v., chứng tỏ rằng hiện nay nỗi bất bình xã hội đã biểu hiện một cách có ý thức rồi và xã hội bất bình sẵn sàng chuyển từ sự phản đối ngầm sang hành động cách mạng. Nhưng những yêu sách mà sinh viên đưa ra, tự do giáo dục, tự do trong sinh hoạt nội bộ Đại học, hết sức hạn chế đối với một phong trào xã hội rộng rãi. Đề tập hợp tất cả những người tham gia phong trào, cần phải có một lá cờ, một lá cờ mà ý nghĩa phải sáng sủa và quen thuộc với tất cả mọi người, có khả năng kết hợp được tất cả các yêu sách. Lá cờ đó là sự lật đổ nền quân chủ chuyên chế. Chỉ có trên đống tro tàn của chế độ chuyên chế mới có thể xây dựng được một chế độ xã hội trên cơ sở nhân dân tham gia quản lý Nhà nước và các quyền tự do giáo dục, tự do bãi công, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do dân tộc v,v., được bảo đảm. Chỉ có chế độ ấy mới tạo điều kiện cho nhân dân tự bảo vệ chống lại mọi kẻ áp bức, chống lại bọn thương nhân và tư bản, chống lại bọn tăng lữ, quý tộc, chỉ có chế độ ấy mới mở ra con đường tự do đi tới một tương lai tốt đẹp hơn, đi tới cuộc đấu tranh tự do nhằm thiết lập chế độ xã hội chủ nghĩa.
Thật thế, nếu sinh viên chỉ trông vào lực lượng riêng của mình thì không thể tiến hành cuộc đấu tranh vĩ đại đó được ; những bàn tay yếu ớt của họ không thể giữ vững ngọn cờ nặng nề đó. Muốn giữ vững thì phải có những bàn tay khỏe mạnh hơn và trong điều kiện hiện nay chỉ có thể là những bàn tay của công nhân thống nhất nhau lại. Bởi vậy giai cấp công nhân phải nắm lấy lá cờ toàn Nga từ những bàn tay yếu ớt của sinh viên, và dẫn dắt nhân dân Nga tiến tới tự do, sau khi đã ghi lên lá cờ đó những dòng chữ : « Đả đảo chế độ chuyên chế! Hiến pháp dân chủ muôn năm! ». Còn đối với sinh viên, chúng ta phải cảm ơn họ về bài học mà họ mang lại cho chúng ta : họ đã chứng minh toàn bộ tầm quan trọng của cuộc biểu tình trong đấu tranh cách mạng.
Xuống đường biểu tình có cái lợi là sớm lôi kéo được một bộ phận đông đảo nhân dân đi theo phong trào, làm cho họ nhanh chóng quen thuộc với những yêu sách của chúng ta và chuẩn bị được một địa bàn rộng lớn thuận tiện mà chúng ta có thể mạnh dạn gieo những hạt giống tốt về tư tưởng xã hội chủ nghĩa và về tự do chính trị. Xuống đường biểu tình làm nảy sinh cuộc cổ động ở đường phố, nó nhất định đụng đến cả bộ phận lạc hậu và nhút nhát của xã trong lúc có biểu tình cũng đủ để thấy những chiến sĩ dũng cảm, dễ hiểu những mục đích mà họ đấu tranh, để nghe lời nói tự do kêu gọi mọi người đấu tranh, nghe bài ca chiến đấu tố cáo chế độ hiện có và vạch trần những vết thương xã hội của chúng ta. Cho nên bọn chức trách sợ hãi mọi cuộc xuống đường biểu tình hơn cả. Chúng hăm dọa trừng phạt nặng nề không chỉ những người biểu tình mà cả « những người tò mò » nữa. Tính tò mò đó của nhân dân là mối lo ngại chủ yếu của chính quyền : « người tò mò » ngày nay sẽ là người biểu tình ngày mai và họ sẽ tập hợp xung quanh họ những nhóm « người tò mò » mới. Và ngày nay, ở mỗi một thành phố lớn, có hàng vạn « người tò mò » đó. Từ nay trở đi ở Nga, người ta không còn chạy trốn như trước, khi nghe nói có những cuộc rối loạn ở đâu đó (« miễn là tôi không dính vào đó ; chuồn đi là tốt hơn hết », kia người ta nói như thế đó). Ngày nay người ta vội vã đi tới nơi có rối loạn, người ta « tò mò » muốn biết nguyên nhân những vụ rối loạn đó, muốn hiểu tại sao lại có nhiều người giơ lưng chịu roi vọt của bọn cô-dắc như thế.
Trong tình hình đó, những « người tò mò » không còn bàng quan khi nghe tiếng rít của những chiếc roi da và của những cái gươm. Họ thấy những người biểu tình tập hợp nhau lại trên đường phố đề tuyên bố nguyện vọng và yêu sách của mình, trong khi đó thì bọn chức trách lại dùng dùi cui và sự đàn áp dã man để đáp lại những người biểu tình. « Người tò mò » không chạy trốn trước những tiếng rít của những chiếc roi da nữa ; trái lại, họ tiến lại gần và chiếc roi da không thể phân biệt « người tò mò » với « kẻ nổi loạn » được nữa. Với một « sự bình đẳng hoàn toàn dân chủ » , không phân biệt nam nữ, tuổi tác, thậm chí cả hạng người trong xã hội nữa, chiếc roi da quất xuống lưng những người này cũng như xuống lưng những người kia. Do đó chiếc roi da đã giúp chúng ta được nhiều, nó đẩy nhanh việc chuyển hóa « người tò mò » thành người cách mạng. Từ chỗ là một công cụ của công an, nó trở thành vật thức tỉnh ý thức giác ngộ.
Bởi thế, nếu những cuộc xuống đường biểu tình có không đem lại cho chúng ta những kết quả trực tiếp thị cũng không hề gì! Nếu ngày nay lực lượng của những người biểu tình hãy còn quá yếu ớt để buộc chính phủ phải nhượng bộ ngay lập tức các yêu sách của nhân dân, thì cũng không hề gì? Những hy sinh mà ngày nay chúng ta phải chịu trong các cuộc biểu tình ngoài đường phố sẽ mang lại cho chúng ta những điều lợi gấp trăm lần lớn hơn. Mỗi một chiến sĩ ngã xuống hoặc bị bắt đi khỏi hàng ngũ của chúng ta lại làm cho hàng trăm người do đó mà đứng lên. Chúng ta sẽ còn bị đánh đập bằng dùi cui nhiều lần nữa ở đường phố, chính phủ sẽ còn chiến thắng nhiều lần nữa trong các cuộc chiến đấu ở đường phố. Nhưng sẽ là những cuộc « thắng lợi hao tốn nhiều công của ». Hãy còn một vài cuộc chiến thắng như vậy nữa, nhưng chế độ chuyên chế nhất định thất bại. Còn chúng ta, tin tưởng sắt đá rằng ngày ấy nhất định đến, ngày ấy không còn xa nữa, chúng ta đương đầu với những roi vọt để gieo những hạt giống tốt và có động chính trị và về chủ nghĩa xã hội.
Chính quyền cũng tin chắc điều đó không kém gì chúng ta: cổ động trên đường phố có nghĩa là bản án xử tử nó, chỉ cần hai hay ba năm nữa là chính quyền đó sẽ nhìn thấy cái bóng ma cách mạng nhân dân đứng sừng sững ngay trước mắt nó. Ngày nọ chính quyền đã tuyên bố qua cửa miệng của viên tỉnh trưởng E-ca-tê-ri-nô-sláp rằng nó « sẽ không do dự không dùng đến những biện pháp cực đoan để đè bẹp những ý đồ rất nhỏ nhằm tiến hành những cuộc xuống đường biểu tình ». Như ta thấy, lời tuyên bố đó sặc mùi đạn và có lẽ cả mùi đạn đại bác nữa. Chúng ta không tin rằng chính phủ có thể cản trở lâu dài công tác cổ động chính trị và ngăn cản sự phát triển của công tác đó, ngay cả khi dùng những « biện pháp cực đoan ». Chúng ta hy vọng rằng Đảng dân chủ-xã hội cách mạng sẽ khiến cho công tác cổ động của đảng thích ứng được với những điều kiện mới do chính phủ gây ra khi áp dụng những « biện pháp cực đoan » đó. Dù thế nào thì Đảng dân chủ - xã hội cũng phải cảnh giác theo dõi những sự biến. Đảng phải nhanh chóng từ những sự biến rút ra bài học và biết làm cho những hoạt động của mình phù hợp với những điều kiện hay thay đổi.
Nhưng muốn làm được như thế Đảng dân chủ - xã hội cần có một tổ chức mạnh mẽ, đoàn kết chặt chẽ; nói cụ thể hơn, cần có một tổ chức đảng, không phải chi gắn bó với nhau bằng một cái tên mà còn bằng những nguyên tắc cơ bản và những quan điểm về sách lược.
Nhiệm vụ của chúng ta là ra sức thành lập các đảng mạnh mẽ đó, vũ trang cho nó bằng những nguyên tắc cứng rắn và bằng một bộ máy bí mật không gì phá hủy nổi.
Đảng dân chủ-xã hội phải lợi dụng phong trào mới dó, phong trào xuống đường biểu tình, vừa mới phát sinh ra ; đảng phải nắm lấy ngọn cờ của nền dân chủ Nga và đưa nó đến thắng lợi mà tất cả mong muốn.
Bởi vậy trước mắt chúng ta mở ra một thời kỳ đấu tranh chủ yếu về chính trị. Chúng ta không thể tránh được cuộc đấu tranh đó, vì trong những điều kiện chính trị hiện có, đấu tranh kinh tế (bãi công) không thể đem lại cái gì bổ ích cả. Ngay cả ở những Nhà nước tự do, bãi công cũng là một con dao hai lưỡi : ngay cả ở những nước mà công nhân có những biện pháp đấu tranh, tự do chính trị, những tổ chức công đoàn mạnh mẽ, những phương tiện tài chính, bãi công cũng thường bị thất bại. Ở ta, nơi mà bãi công là một tội bị phạt tù và bị lực lượng vũ trang đàn áp, nơi mà các hội công nhân, dù là như thế nào đi nữa, đều bị cấm đoán. Ở ta, bãi công chỉ mang với tính chất phản đối. Nhưng đề phản đối thì biểu tình là một thứ vũ khí có sức mạnh hơn. Trong bãi công, lực lượng công nhân bị tản mạn: chỉ có công nhân của một hoặc vài nhà máy tham dự mà thôi ; lớn lắm thì cũng chỉ có công nhân của cùng một ngành nghề tham dự. Tổ chức một cuộc tổng bãi công rất khó, ngay cả ở Tây Âu cũng thế ; ở ta, hoàn toàn không thể tổ chức được tổng bãi công. Trái lại, trong các cuộc xuống đường biểu tình, công nhân tức khắc thống nhất được lực lượng của mình.
Do đó người ta thấy được tính chất hẹp hòi trong những quan điểm của « những người dân chủ-xã hội » , họ muốn giam cầm phong trào công nhân trong khuôn khổ cuộc đấu tranh kinh tế, những tổ chức kinh tế và họ muốn dành cuộc đấu tranh chính trị cho những « người trí thức » , cho sinh viên, cho xã hội và chi quy định cho công nhân đóng vai trò làm một lực lượng trợ thủ. Lịch sử dạy chúng ta rằng trong những điều kiện đó thì công nhân sẽ phải làm cho giai cấp tư sản hưởng, và chỉ có giai cấp đó hưởng mà thôi. Thông thường, giai cấp tư sản đã vui lòng sử dụng đến những cánh tay lực lưỡng của công nhân để đấu tranh chống lại chính quyền chuyên chế và khi đạt được thắng lợi thì giai cấp đó chiếm lấy kết quả để lại cho công nhân đôi bàn tay trắng. Nếu ở ta cũng thế thì công nhân sẽ không được hưởng gì về cuộc đấu tranh đó cả. Còn sinh viên và những người phản đối khác trong xã hội, họ có phải là một bộ phận của cùng cái giai cấp tư sản đó không ? Hãy cho họ một « hiến pháp tả tơi », thứ hiến pháp hoàn toàn vô thưởng vô phạt và chỉ ban cho nhân dân những quyền hạn rất không đáng kể, thế là những người phản đối đó sẽ thay đổi giọng và sẽ ca ngợi chế độ « mới ». Giai cấp tư sản sống trong cảnh thường xuyên sợ sệt cái « bóng ma đỏ » của chủ nghĩa cộng sản ; trong tất cả các cuộc cách mạng họ đều ra sức kết thúc cuộc cách mạng ngay từ lúc khởi sự. Mới đạt được sự nhượng bộ nhỏ nhất có lợi cho bản thân, thế là giai cấp tư sản run sợ trước công nhân liền chìa ngay bàn tay thỏa hiệp cho chính quyền và phản bội một cách vô liêm sỉ sự nghiệp của tự do*.
(*Dĩ nhiên ở đây chúng ta không nói đến những người trí thức đã đoạn tuyệt với giai cấp của họ và đấu tranh trong hàng ngũ của những người dân chủ-xã hội. Nhưng những người trí thức đó là ngoại lệ; đó là những con người hiếm có)
Chỉ có giai cấp công nhân mới là chỗ dựa chắc chắn của nền dân chủ thật sự. Chỉ có giai cấp đó mới sẽ từ chối không ký kết với chế độ chuyên chế để đổi lấy một sự nhượng bộ và mới sẽ không bị tiếng sáo hiển pháp êm dịu ru ngủ.
Bởi vậy điều vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp dân chủ ở Nga là giai cấp công nhân sẽ đứng đầu phong trào dân chủ chung hay là họ sẽ theo đuổi phong trào như là một lực lượng trợ thủ của « những người trí thức » tức là của giai cấp tư sản. Trong trường hợp thứ nhất, chế độ chuyên chế bị lật đồ và kết quả là có được một hiến pháp dân chủ rộng rãi, nó sẽ ban bố cho công nhân, cho nông dân bị đè nén và cho nhà tư bản những quyền hạn ngang nhau. Trong trường hợp thứ hai chúng ta sẽ có được cái « hiến pháp tơi tả » đó, cũng như chế độ chuyên chế, nó sẽ chà đạp lên những yêu sách của công nhân và chỉ ban cho nhân dân cái quyền tự do bề ngoài.
Nhưng muốn giữ vai trò lãnh đạo đó, giai cấp công nhân phải tự tổ chức nhau lại thành chính đảng độc lập. Như vậy, trong cuộc đấu tranh chống chế độ chuyên chế, giai cấp công nhân sẽ không lo sợ sự phản bội, sự thiếu thành thực của cái « xã hội », đồng minh tạm thời của mình. Ngay khi cái « xã hội » đó phản bội sự nghiệp của nền dân chủ, giai cấp công nhân sẽ dùng lực lượng của riêng mình để làm cho sự nghiệp đó tiến lên: một chính đảng độc lập sẽ đem lại cho sự nghiệp đó sức mạnh.
« Đấu tranh », số 2-3,
ngày 2 tháng Mười Một - tháng Chạp 1901
Nhận xét
Đăng nhận xét