Đấu tranh giai cấp, 14 tháng Mười một 1906
“Chi có liên hiệp của giai cấp vô sản mới có thể làm lung lay hiệp của giai cấp tư sản” C. Mác
Đời sống hiện tại thật là phức tạp ! Chỗ nào cũng thấy đủ các loại giai cấp và tập đoàn: nào là giai cấp tư sản, hạng đại, hạng trung, hàng tiểu ; nào là bọn phong kiến hạng đại, hạng trung, hạng tiểu ; nào là công nhân học nghề, lao công, và công nhân nhà máy lành nghề , nào là thầy tu cao cấp, trung cấp và hạ cấp ; nào là bọn quan liêu hạng cao, hạng trung và hạng tiểu, nào là trí thức đủ các hạng và nhiều tập đoàn khác nữa, đời sống chúng ta là bức tranh sặc sỡ như thế đấy!
Song cũng rất rõ ràng là đời sống càng phát triển, thì trong đời sống phức tạp ấy càng lộ rõ hai khuynh hướng cơ bản và đời sống thực tế phức tạp ấy càng phân chia rõ ràng thành hai phe đối lập nhau: phe bọn tư bản và phe những người vô sản. Những cuộc bãi công kinh tế hồi tháng Giêng (1905) đã chứng tỏ rõ ràng rằng nước Nga thực tế đã chia làm hai phe. Những cuộc bãi công hồi tháng Mười một 1905 Ở Pê-téc-bua và những cuộc bãi công hồi tháng Sáu và tháng Bảy trong toàn nước Nga (1906) đã làm cho các lãnh tụ của hai phe xung đột với nhau và do đó đã triệt để bộc lộ những mâu thuẫn giai cấp hiện đại. Từ đó, phe bọn tư bản cảnh giác ngày đêm ; chúng không ngừng và ráo riết chuẩn bị : các liên đoàn tư bản ở địa phương được thành lập, liên đoàn địa phương họp thành liên đoàn khu, rồi liên đoàn khu họp thành liên đoàn toàn nước Nga ; người ta thành lập các ngân quỹ và ra báo ; triệu tập các cuộc hội nghị và đại hội bọn tư bản trong toàn quốc...
Bọn tư bản tự tổ chức lại như thế, thành một giai cấp riêng để chặn tay giai cấp vô sản.
Mặt khác, phe những người vô sản cũng cảnh giác. Phe đó cũng đang chuẩn bị ráo riết cho cuộc đấu tranh sắp tới. Bất chấp mọi sự truy nã của thế lực phản động, họ vẫn thành lập các Công đoàn địa phương; công đoàn địa phương họp thành công đoàn khu ; họ tổ chức ra các quỹ công đoàn; phát triển báo chí công đoàn ; triệu tập các cuộc đại hội và hội nghị công đoàn công nhân trong toàn nước Nga....
Rõ ràng là những ng trời vô sản cũng tự tổ chức lại, thành một giai cấp riêng để chặn tay bọn bóc lột.
Đã từng có thời kỳ mà đâu đâu cũng chỉ thấy « yên lặng và yên tĩnh » thôi. Hồi đó, người ta chưa thấy có những giai cấp ấy và các tổ chức của những giai cấp ấy. Cố nhiên, trong thời ấy, cũng có đấu tranh, song đấu tranh có tính chất địa phương, mà chưa có tính chất toàn giai cấp : bọn tư bản chưa có các liên đoàn của chúng và mỗi tên buộc phải tự lực đối phó với công nhân « của mình ». Công nhân cũng chưa có các công đoàn và do đó công nhân ở mỗi nhà máy chỉ có thể nhờ cậy vào lực lượng bản thân mình thôi. Thật ra các tổ chức địa phương của đảng dân chủ - xã hội đã lãnh đạo cuộc đấu tranh kinh tế của công nhân, song ai cũng nhận thấy rằng sự lãnh đạo đó còn yếu ớt và có tính chất ngẫu nhiên thôi : các tổ chức dân chủ - xã hội hồi ấy thậm chí cũng chưa lo liệu nổi công việc nội bộ của đảng
Những cuộc bãi công hồi tháng Giêng đã đánh dấu một bước ngoặt. Bọn tư bản lo lắng và bắt đầu tổ chức ra những liên đoàn địa phương. Các liên đoàn tư bản ở Pê-téc-bua, ở Mát-xcơ-va, ở Vác-xô-vi và Ri-ga, và ở các tỉnh khác đều ra đời sau những cuộc bãi công hồi tháng Giêng. Còn bọn tư bản trong công nghiệp dầu hỏa, măng-ga-ne-dơ, than đá và đường thì chuyển các liên đoàn « hòa bình » cũ của chúng thành những liên đoàn « đấu tranh » và bắt đầu củng cố trận địa của chúng. Nhưng bọn tư bản không phải chỉ làm có thế thôi. Chúng còn quyết định thành lập một liên đoàn cho toàn nước Nga và thế là đến tháng Ba 1905, theo ý kiến của Mô-rô-dốp, chúng họp đại hội toàn quốc ở Mát-xcơ-va. Đó là cuộc đại hội toàn quốc lần thứ nhất của bọn tư bản. Trong cuộc đại hội đó, chúng đã ký một bản hiệp nghị, trong đó chúng cam kết là nếu không thỏa thuận với nhau trước thì không nhượng bộ công nhân và « trong trường hợp vạn bất đắc dĩ » thi tuyên bố lock-out. Từ đây, cuộc đấu tranh khốc liệt giữa tư bản và vô sản bắt đầu. Từ đây ở Nga bắt đầu thời kỳ các cuộc lock-out đại quy mô. Muốn đấu tranh thực sự thì phải có một liên đoàn thực sự ; thể là bọn tư bản quyết định lại hội họp lần nữa đề thành lập một liên đoàn chặt chẽ hơn. Thế là ba tháng sau cuộc đại hội lần thứ nhất, một cuộc đại hội toàn quốc lần thứ hai của bọn tư bản (tháng Bảy 1905) lại được triệu tập ở Mát-xcơ-va. Trong cuộc đại hội đó, chúng lại một lần nữa xác nhận những nghị quyết của đại hội lần thứ nhất, chúng thừa nhận những cuộc lock-out là cần thiết, đồng thời bầu ra một ban thường vụ có nhiệm vụ thảo ra điều lệ và chăm lo đến việc triệu tập một đại hội mới. Trong khi chờ đợi có điều lệ và họp đại hội mới thì những nghị quyết của hai cuộc đại hội đó đã được chấp hành. Sự thật đã chứng tỏ rằng bọn tư bản chấp hành đúng những nghị quyết của chúng. Nếu như người ta nhớ lại những lần bọn tư bản tuyên bố lock-out ở Ri-ga, Vác-xô-vi, Ô-đét-Xa, Mát-xcơ-va và ở những thành phố lớn khác ; nếu như người ta nhớ lại những ngày tháng Mười một, khi mà 72 nhà tư bản đe dọa 20 vạn công nhận Pê-téc-bua bằng một cuộc lock-out tàn bạo, thì người ta rất dễ hiểu rằng liên đoàn tư bản toàn Nga là một lực lượng to lớn như thế nào, rằng bọn chúng chấp hành những nghị quyết của liên đoàn của chúng đúng đắn đến mức nào. Tiếp đó, sau đại hội lần thứ hai, bọn tư bản lại triệu tập một đại hội nữa (tháng Giêng 1906) và sau nữa, vào tháng Tư năm ấy, chúng họp đại hội tổ chức của bọn tư bản Nga ; trong đại hội đó, chúng đã thông qua điều lệ thống nhất và đã bầu ra Ban thường vụ trung ương. Theo tin tức báo chí, thì điều lệ đó đã được chính phủ chuẩn y.
Như vậy là không còn nghi ngờ gì nữa, từ đó, giai cấp đại tư sản Nga đã tự tổ chức thành một giai cấp riêng, chúng có những tổ chức địa phương, ở khu và ở trung ương và có thể huy động bọn tư bản toàn nước Nga theo một kế hoạch thống nhất.
Hạ thấp tiền lương, tăng giờ làm, làm yếu lực lượng của giai cấp vô sản và phá hoại các tổ chức của giai cấp vô sản: đó là những mục đích của tổng liên đoàn tư bản.
Đồng thời, phong trào công đoàn của công nhân cũng lớn mạnh và phát triển. Những cuộc bãi công kinh tế hồi tháng Giêng 1905 cũng có ảnh hưởng đối với phong trào đó. Phong trào đã có tính chất quần chúng, những yêu sách của phong trào đã được mở rộng, và dần dần về sau, người ta đã thấy rõ rằng các tổ chức dân chủ - xã hội không thể cùng một lúc vừa làm công tác đảng vừa làm công tác công đoàn được. Giữa đảng và các công đoàn, buộc phải có một sự phân công. Cần phải làm thế nào để công tác đảng là do các tổ chức đảng giải quyết, còn công tác công đoàn là do các công đoàn giải quyết. Thế là từ đấy việc tổ chức công đoàn bắt đầu. Ở Mát-xcơ-va, Pê-téc-bua, Vác-xô-vi, Ô-đét-xa, Ri-ga, Khác-cốp, Ti-phơ-lít-xơ, khắp mọi nơi đều thành lập các công đoàn. Cố nhiên là bọn phản động cản trở việc đó, song nhu cầu của phong trào rốt cuộc vẫn thắng, và các công đoàn ngày một tăng thêm nhiều. Chẳng bao lâu sau khi các công đoàn địa phương thành lập, các công đoàn khu cũng xuất hiện và cuối cùng, đến tháng Chín năm ngoái hội nghị các công đoàn toàn nước Nga đã được triệu tập. Đó là cuộc hội nghị các công đoàn Công nhân lần thứ nhất. Ngoài những kết quả khác ra thì hội nghị đó còn làm cho các công đoàn ở các thành phố gần gũi nhau, và sau cùng, hội nghị đã bầu ra Ban thường vụ trung ương có nhiệm vụ chuẩn bị triệu tập đại hội Công đoàn toàn quốc. Tới những ngày bãi công tháng Mười, thì lực lượng công đoàn tăng lên gấp đôi. Các công đoàn địa phương, và sau nữa là các công đoàn khu đều mỗi ngày một lớn thêm, cố nhiên « thất bại tháng Chạp » đã kìm hãm rất nhiều công cuộc xây dựng công đoàn. Song sau đó, phong trào công đoàn lại được khôi phục mạnh mẽ và hơn nữa đã tiến triển thuận lợi đến mức mà đến tháng Hai năm đó, đã triệu tập được một hội nghị các công đoàn lần thứ hai với thành phần rộng rãi hơn và đầy đủ hơn hội nghị lần thứ nhất rất nhiều. Hội nghị nhận rằng cần phải có những trung tâm lãnh đạo ở địa phương, ở khu và cả ở toàn quốc nữa ; hội nghị đã bầu ra « ủy ban tổ chức » phụ trách triệu tập đại hội công đoàn toàn Nga sắp tới, và đã thông qua những nghị quyết về những vấn đề bức thiết của phong trào công đoàn.
Như vậy là không còn nghi ngờ gì nữa, mặc cho bọn phản động hoành hành, giai cấp vô sản vẫn tự tổ chức thành một giai cấp riêng; họ không ngừng củng cố các tổ chức công đoàn của mình ở địa phương, ở khu và trung ương và cũng không ngừng ra sức tập hợp đông đảo anh em của mình để chống lại bọn tư bản.
Tăng lương, bớt giờ làm, cải thiện điều kiện lao động, chặn tay bọn bóc lột, phá hoại các liên đoàn của bọn tư bản, đó là mục đích của các công đoàn công nhân.
Như thế là xã hội hiện đại phân chia thành hai phe lớn ; mỗi phe đều tự tổ chức thành một giai cấp riêng, cuộc đấu tranh giai cấp đã bùng lên giữa hai phe ấy và càng ngày càng trở nên sâu sắc và mãnh liệt và tất cả những tập đoàn khác thì tập hợp chung quanh hai phe đó.
Mác nói rằng bất cứ cuộc cuộc đấu tranh giai cấp nào cũng đều là đấu tranh chính trị. Như thế nghĩa là nếu như ngày nay vô sản và tự bản tiến hành đấu tranh kinh tế với nhau, thì mai đây họ buộc phải tiến hành đấu tranh về mặt chính trị nữa, và do đó mà bảo vệ quyền lợi giai cấp của họ trên hai mặt trận đấu tranh. Bọn tư bản có quyền lợi nghề nghiệp riêng của chúng. Chính là để bảo toàn những quyền lợi ấy, nên mới có những tổ chức kinh tế của chúng. Nhưng ngoài những quyền lợi nghề nghiệp riêng của chúng ra, bọn tư bản còn có những quyền lợi giai cấp chung nhằm củng cố chủ nghĩa tư bản. Chính vì để bảo vệ những quyền lợi chung đó, nên bọn tư bản mới cần có đấu tranh chính trị và có một chính đảng. Bọn tư bản Nga đã giải quyết vấn đề đó một cách rất đơn giản : chúng thấy rằng đảng những người Tháng Mười là một đảng duy nhất « công khai và không chút sợ sệt » bảo vệ quyền lợi của chúng, nên chúng quyết định đoàn kết chung quanh đảng đó và phục tùng sự lãnh đạo tư tưởng của đảng đó. Từ đó, bọn tư bản tiến hành đấu tranh chính trị dưới sự lãnh đạo tư tưởng của đảng những người tháng Mười và dựa vào đảng đó, chúng đã ảnh hưởng đến chính phủ hiện tại (chính phủ này cấm các hội công nhân, nhưng trái lại, lại vội vã chuẩn y các liên đoàn tư bản) và làm cho đại biểu của đảng đó được bầu vào Đu-ma, v.v..
Thế là, đấu tranh kinh tế thì dựa vào những liên đoàn, còn đấu tranh chính trị chung thì chịu sự lãnh đạo tư tưởng của đảng những người tháng Mười: đó là hình thức hiện nay của cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp đại tự sản.
Mặt khác trong phong trào giai cấp của giai cấp vô sản, người ta cũng thấy hiện nay có những hiện tượng tương tự như vậy. Đề bảo vệ những quyền lợi nghề nghiệp của những người vô sản, thì lập ra các Công đoàn đề đấu tranh đòi tăng lương, bớt giờ làm, v.v...
Song, ngoài quyền lợi nghề nghiệp ra, thì những người vô sản còn có những quyền lợi giai cấp chung tức là thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa và thiết lập chủ nghĩa xã hội. Nhưng chừng nào mà giai cấp vô sản, với tư cách là một giai cấp thống nhất, không thể phân chia, còn chưa giành được chính quyền thì không sao hoàn thành cách mạng xã hội chủ nghĩa được. Chính vì thế mà giai cấp vô sản cần đấu tranh chính trị và cần có một chính đảng, mà nhiệm vụ là lãnh đạo phong trào chính trị của giai cấp vô sản về mặt tư tưởng. Đương nhiên phần lớn các công đoàn công nhân là những tổ chức không đảng và trung lập. Nhưng điều đó chỉ có nghĩa là các công đoàn chỉ độc lập đối với đảng về phương diện tài chính và tổ chức thôi, tức là các tổ chức đó có quỹ riêng, có các cơ quan lãnh đạo riêng của mình, là các tổ chức đó triệu tập đại hội riêng của mình, và đứng về mặt chính thức, thì các công đoàn không bắt buộc phải phục tùng nghị quyết của các chính đảng. Còn về mặt tư tưởng thì các công đoàn nhất định phải phụ thuộc vào một chính đảng này hay một chính đảng khác, và không thể không như thế vì ngoài những lý do khác ra, còn có lý do là công đoàn gồm có những đảng viên của nhiều chính đảng, mà những đảng viên này thì nhất định phải mang theo chính kiến của mình vào trong công đoàn. Rõ ràng là nếu như giai cấp vô sản không thể không đấu tranh chính trị, thì cũng không thể không chịu sự lãnh đạo tư tưởng của một chính đảng nào đó. Hơn nữa, chính giai cấp vô sản cũng phải tìm lấy một đảng có khả năng dắt dẫn một cách đúng đắn các công đoàn của mình tới « Đất thánh » , tới chủ nghĩa xã hội. Nhưng về vấn đề đó thì giai cấp vô sản phải luôn luôn cảnh giác và phải hành động một cách thận trọng. Giai cấp vô sản phải nghiên cứu một cách tường tận hệ tư tưởng của các chính đảng và phải tự nguyện nhận sự lãnh đạo tư tưởng của đảng nào dũng cảm và triệt để bảo vệ quyền lợi giai cấp của giai cấp vô sản, nêu cao ngọn cờ đỏ của giai cấp vô sản và mạnh dạn lãnh đạo giai cấp vô sản tiến tới nắm quyền thống trị chính trị, tiến tới cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Cho đến ngày nay, Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga vẫn giữ vai trò đó ; do đấy, nhiệm vụ của các công đoàn là nhận sự lãnh đạo tư tưởng của đảng đó.
Mọi người đều biết rằng thực tế là như vậy.
Vậy, đấu tranh kinh tế thì dựa vào những công đoàn, còn tấn công chính trị thì chịu sự lãnh đạo tư tưởng của đảng dân chủ - xã hội, đó là hình thức hiện nay của cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản.
Chắc chắn là cuộc đấu tranh giai cấp ngày càng kịch liệt thêm mãi. Nhiệm vụ của giai cấp vô sản là phải đấu tranh có kế hoạch chính xác, có tinh thần tổ chức. Muốn thế, thì cần phải củng cố các công đoàn và thống nhất các công đoàn: về mặt đó, thì một đại hội công đoàn Nga nhất định có thể có ích lợi nhiều. Nhưng phải là một đại hội công đoàn công nhân, chứ không phải là « một đại hội công nhân không đảng », vì đó là điều mà ngày nay chúng ta cần, để làm cho giai cấp vô sản tự tổ chức thành một giai cấp thống nhất, không thể phân chia. Mặt khác, giai cấp vô sản phải dùng mọi cách mà cố gắng củng cố và tăng cường đảng nào sẽ lãnh đạo cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản về mặt tư tưởng và chính trị.
Bảo «Thời mới » , số 1
ngày 14 tháng Mười một 1906
Ký tên Ko-ba
Nhận xét
Đăng nhận xét