Bài phát biểu của Lãnh đạo Đảng và Chính phủ tại buổi tiếp đón các nữ nông trang viên xung kích, 10 tháng Mười Một năm 1935


Thưa các đồng chí, những gì chúng ta thấy ở đây hôm nay chính là lát cắt của lối sống mới mà chúng ta gọi là lối sống tập thể hay lối sống xã hội chủ nghĩa. Chúng ta đã nghe những câu chuyện bình dị về những con người tuy khổ cực nhưng đầy mộc mạc này, về cách họ đã nỗ lực và vượt qua khó khăn như thế nào để đạt được thành công trong công cuộc thi đua xã hội chủ nghĩa. Chúng ta đã nghe những lời phát biểu, mà theo tôi, vốn không phải từ những người phụ nữ bình thường mà là từ những nữ anh hùng lao động, bởi vì chỉ có những nữ anh hùng lao động mới có khả năng đạt được những thành công như họ đã đạt được. Trước đây chúng ta không có những người phụ nữ như vậy. Chính bản thân tôi đây, mặc dù đã lớn tuổi và đã chứng kiến rất nhiều điều ở thời đại của mình, cũng như đã gặp gỡ vô số người lao động cả nam lẫn nữ nhưng chưa bao giờ tôi gặp những người phụ nữ như vậy. Họ là một kiểu người hoàn toàn mới. Chỉ có lao động tự do, chỉ có lao động tập thể mới có thể sản sinh ra những nữ anh hùng lao động như thế ở nông thôn.

Ngày xưa, hoàn toàn không có những người phụ nữ như vậy và cũng không thể có những người phụ nữ như vậy.

Chỉ cần suy ngẫm về câu hỏi phụ nữ là gì trước đây trong xã hội xưa thì đây thật sự là một điều có thực. Miễn một người phụ nữ chưa kết hôn, cô ấy sẽ được coi là người có vị trí thấp nhất trong số những người lao động khổ cực. Cô ấy làm việc cho cha mình, cô ấy làm việc không ngừng song người cha sẽ không ngừng trách móc cô ấy: "Bố nuôi mày ăn đó.". Đến khi kết hôn, cô ấy sẽ phải làm việc cho chồng mình, cô ấy làm mọi công việc mà chồng sai bảo, và rồi người chồng cũng không ngừng trách móc cô ấy: "Tao nuôi mày ăn đó." Người phụ nữ ở nông thôn là những người khổ cực nhất trong số những người khổ cực. Đương nhiên, không có nữ anh hùng lao động nào có thể sản sinh ra từ những người phụ nữ nông dân dưới những điều kiện như vậy. Lao động vào thời ấy là một lời nguyền đối với một người phụ nữ, và cô ấy sẽ tránh xa nó hết mức có thể.

Chỉ có cuộc sống trong các nông trang tập thể mới có thể biến lao động thành một điều vinh dự, chỉ riêng nó mới có thể sinh ra những nữ anh hùng đích thực ở nông thôn. Chỉ có cuộc sống ở những nông trang tập thể mới có thể phá hủy sự bất bình đẳng và đặt người phụ nữ lên đôi chân của mình. Và chính bản thân các bạn cũng biết rõ điều đó. Nông trang tập thể đã giới thiệu ngày công. Vậy ngày công là gì? Đứng trước ngày công, tất cả mọi người đều bình đẳng – cả nam lẫn nữ. Người nào đạt được số ngày công cao nhất thì kiếm nhiều tiền nhất. Giờ đây, cả người cha và người chồng đều không thể chê trách một người phụ nữ dựa trên lập luận rằng anh ta đang nuôi cô ấy ăn. Ngày nay, nếu một người phụ nữ làm việc và đạt được một số lượng ngày công nhất định thì cô ấy sẽ làm chủ chính mình. Tôi nhớ mình từng nói chuyện với một vài đồng chí nữ tại Đại hội Nông trang Tập thể lần thứ Hai. Một trong số họ, người đến từ vùng Lãnh thổ phía Bắc, cho biết:

"Hai năm trước, thậm chí không có một người nào dám đặt chân đến nhà tôi để cầu hôn. Tôi không có của hồi môn! Nhưng giờ thì tôi có tới năm trăm ngày công rồi. Và đồng chí nghĩ gì về chuyện này? Những người đến cầu hôn không cho tôi một khoảng thời gian nào yên tĩnh nào cả, họ nói họ muốn kết hôn với tôi. Tuy nhiên, cá nhân tôi sẽ không vội đâu; tôi sẽ tự lựa chọn một chàng trai trẻ cho riêng mình."

Nông trang tập thể đã giải phóng phụ nữ, và khiến bản thân họ độc lập thông qua phương tiện ngày công. Người phụ nữ không còn phải làm việc cho cha mình khi cô ấy chưa kết hôn nữa mà chủ yếu làm việc vì chính bản thân mình. Và đó chính là ý nghĩa của việc giải phóng những người phụ nữ nông dân cũng như là ý nghĩa của hệ thống nông trang tập thể - thứ làm cho mọi lao động nữ trở nên bình đẳng với mọi lao động nam. Chỉ trên những cơ sở này, chỉ dưới những điều kiện này, những người phụ nữ lộng lẫy như trên mới có thể xuất hiện. Đó là lý do tại sao tôi coi cuộc gặp gỡ hôm nay không chỉ là một cuộc gặp gỡ bình thường của những con người xuất chúng với các thành viên chính phủ, mà còn là một ngày trọng thể để thể hiện những thành tựu và năng lực trong lao động của những người phụ nữ đã được giải phóng. Tôi nghĩ rằng chính phủ nên dành sự tôn trọng cho những nữ anh hùng lao động đã đến đây để báo cáo thành tích của mình cho chính phủ.

Vậy ngày này nên được kỷ niệm như thế nào? Chúng tôi đây, các đồng chí Voroshilov, Chernov, Molotov, Kaganovich, Orjonikidze, Kalinin, Mikoyan và tôi đã cùng nhau tuyên dương và đi đến ý tưởng yêu cầu chính phủ trao tặng Huân chương Lê-nin cho các nữ anh hùng lao động của chúng ta, - các trưởng đội sản xuất sẽ được Huân chương Lê-nin, còn những người lao động xung kích khác sẽ được Huân chương Cờ đỏ Lao động. Riêng đồng chí Maria Demchenko, dĩ nhiên, sẽ phải được chọn ra như một trường hợp đặc biệt.

Voroshilov: Một cô gái tuyệt vời!

Molotov: Thủ lĩnh chính đây rồi!

Stalin: Tôi nghĩ rằng Maria Demchenko, với tư cách là người tiên phong trong vấn đề này, ngoài việc được trao tặng Huân chương Lê-nin thì nên nhận lời cảm ơn của Ủy ban Chấp hành Trung ương Liên Xô, còn tập thể các nữ nông trang viên trong đội cô ấy nên được trao tặng Huân chương Cờ đỏ Lao động.

Một giọng nói: Tất cả họ đều có mặt, ngoại trừ một người. Cô ấy đã bị bệnh rồi ạ.

Stalin: Người ốm cũng phải được trao thưởng. Đó là cách chúng tôi nghĩ khi kỷ niệm ngày này.

(Tiếng vỗ tay lớn và kéo dài. Tất cả mọi người đều đứng dậy.)

Pravda
11 tháng Mười Một 1935
Đức Anh dịch

Nhận xét

Bài đăng phổ biến