Bài phát biểu tại bữa tối vinh danh Phái đoàn Chính phủ Phần Lan, 7 Tháng Tư 1948


Tôi muốn nói đôi lời về ý nghĩa của Hiệp ước Hữu nghị và Giúp đỡ lẫn nhau giữa Liên Xô và Phần Lan, hiệp ước đã được ký ngày hôm qua.

Hiệp ước này ký kết một sự thay đổi trong quan hệ giữa các quốc gia của chúng ta. Như chúng ta đã biết, trong suốt 150 năm, quan hệ giữa Nga và Phần Lan đã có sự ngờ vực lẫn nhau. Người Phần Lan không tin tưởng người Nga, người Nga không tin tưởng người Phần Lan. Từ phía Liên Xô, trong quá khứ đã có một nỗ lực nhằm phá vỡ sự ngờ vực giữa người Nga và người Phần Lan. Đó là thời điểm mà Lenin, vào năm 1917, người đã tuyên bố độc lập cho Phần Lan. Từ quan điểm lịch sử, đó là một hành động đáng chú ý. Nhưng đáng buồn là sự ngờ vực đã không bị phá vỡ do đó - sự ngờ vực vẫn là sự ngờ vực. Kết quả là giữa 2 quốc gia đã xảy ra hai cuộc chiến.

Tôi muốn chúng ta chuyển từ thời kỳ dài không tin tưởng lẫn nhau trong quá trình chúng ta đã chiến tranh với nhau hai lần, sang một thời kỳ mới trong quan hệ của chúng ta: thời kỳ tin cậy lẫn nhau.

Việc ký kết hiệp ước này là cần thiết để phá vỡ sự ngờ vực này và xây dựng cơ sở mới cho mối quan hệ giữa các dân tộc của chúng ta đồng thời nó cũng đánh dấu một sự thay đổi lớn trong quan hệ giữa các nước chúng ta theo hướng tin cậy và hữu nghị.

Chúng tôi muốn điều này không chỉ được công nhận bởi những người có mặt trong hội trường này, mà còn những người bên ngoài hội trường này, ở Phần Lan cũng như ở Liên Xô.

Người ta không được tin rằng sự ngờ vực giữa các dân tộc của chúng ta có thể bị xóa bỏ cùng một lúc. Điều đó không được thực hiện nhanh chóng. Trong một thời gian dài, sẽ có những tàn dư của sự ngờ vực này, để xóa bỏ nó người ta phải nỗ lực và đấu tranh, đồng thời xây dựng và củng cố truyền thống hữu nghị lẫn nhau giữa Liên bang Xô Viết và Phần Lan.

Có những hiệp ước dựa trên sự bình đẳng còn một số khác thì không. Hiệp ước Liên Xô-Phần Lan là một hiệp ước dựa trên sự bình đẳng, nó được ký kết trên cơ sở hoàn toàn bình đẳng giữa các bên.

Nhiều người tin rằng giữa một quốc gia lớn và nhỏ không thể có quan hệ dựa trên sự bình đẳng. Nhưng những người dân Liên Xô chúng tôi đều quan điểm rằng những mối quan hệ như vậy có thể và nên tồn tại. Người dân Liên Xô chúng tôi quan điểm rằng mọi quốc gia, dù lớn hay nhỏ, đều có những phẩm chất đặc biệt mà chỉ họ mới có và không một quốc gia nào khác có. Theo nghĩa này, tất cả các quốc gia, lớn và nhỏ, đều ở trong hoàn cảnh giống nhau, và 'mọi quốc gia đều quan trọng như quốc gia khác.

Vì vậy, người dân Liên Xô có quan điểm rằng Phần Lan, mặc dù là một quốc gia nhỏ, nhưng đã nằm trong hiệp ước này thì sẽ là một đối tác bình đẳng như Liên Xô.

Bạn sẽ không tìm thấy nhiều chính trị gia của các cường quốc coi các quốc gia nhỏ bình đẳng như các quốc gia lớn. Hầu hết họ đều coi thường các quốc gia nhỏ bé. Họ rất thích đưa ra lời đảm bảo 1 chiều cho các quốc gia nhỏ. Nhìn chung, các chính trị gia này không ký kết các hiệp ước dựa trên sự bình đẳng với các quốc gia nhỏ, vì họ không coi các quốc gia nhỏ là đối tác của mình.

Tôi đề nghị nâng ly chúc mừng hiệp ước Liên Xô-Phần Lan và các sự thay đổi để quan hệ giữa hai nước chúng ta tốt hơn mà hiệp ước này ký kết.

(Báo "Pravda," 13 tháng Tư, 1948)
Đào An Huy dịch

Nhận xét

Bài đăng phổ biến