Chính phủ Cách mạng lâm thời và Đảng dân chủ xã hội, 15 tháng Tám 1905
I
Cuộc cách mạng nhân dân ngày càng lớn mạnh. Giai cấp vô sản đang tự vũ trang và phất cờ khởi nghĩa. Nông dân vùng lên và tập hợp xung quanh giai cấp vô sản. Không còn xa nữa, cái giờ phút mà cuộc tổng khởi nghĩa sẽ nổ ra và chiếc ngai vàng khả ố của tên Nga hoàng khả ố sẽ bị « quét sạch khỏi mặt đất ». Chính phủ Nga hoàng sẽ bị lật đổ. Trên đống vôi gạch đổ nát đó, người ta sẽ thành lập nên chính phủ cách mạng, một chính phủ cách mạng lâm thời, chính phủ đó sẽ tước vũ khí của những lực lượng hắc ám, sẽ vũ trang nhân dân và sẽ tức khắc triệu tập Quốc hội lập hiến. Do đó, nền thống trị của Nga hoàng sẽ bị thay bằng nền thống trị của nhân dân. Chính con đường đó là con đường mà hiện nay cách mạng nhân dân đang đi.
Chính phủ lâm thời phải làm gì ?
Nó phải tước vũ khí của những lực lượng hắc ám, trấn áp kẻ thù của cách mạng và ngăn cản không cho chúng lập lại chế độ chuyên chế Nga hoàng. Nó phải vũ trang nhân dân và giúp cho cuộc cách mạng đi đến thắng lợi. Nó phải đảm bảo quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, v..v... Nó phải hủy bỏ những thứ thuế gián thu và thành lập thuế lũy tiến đánh vào lợi nhuận và tài sản thừa tự. Nó phải tổ chức những ủy ban nông dân, những ủy ban đó sẽ giải quyết những vấn đề ruộng đất ở nông thôn. Nó cũng phải tách nhà thờ ra khỏi Nhà nước và tách trường học ra khỏi nhà thờ...
Ngoài những yêu sách chung đó ra, chính phủ lâm thời cũng phải thỏa mãn những yêu sách của giai cấp công nhân : quyền tự do bãi công và lập hội, ngày tám giờ, Nhà nước tổ chức bảo hiểm lao động, những điều kiện vệ sinh lao động, thành lập « sở giới thiệu lao động », v.v...
Tóm lại, chính phủ lâm thời phải thực hiện toàn bộ chương trình tối thiểu của chúng ta và triệu tập ngay Quốc hội lập hiến nhân dân, quốc hội đó sẽ thừa nhận « vĩnh viễn » những cải cách trong đời sống công chúng.
Ai phải tham gia chính phủ lâm thời ?
Cách mạng sẽ do nhân dân thực hiện, mà nhân dân là giai cấp vô sản và nông dân. Rõ ràng nhiệm vụ của họ là làm cho cách mạng đi đến thắng lợi, khống chế thế lực phản động, vũ trang nhân dân, v.v... Muốn thế, trong chính phủ lâm thời, giai cấp vô sản và nông dân phải có những người bảo vệ quyền lợi của họ. Giai cấp vô sản và nông dân sẽ giữ địa vị thống trị ở đường phố, họ sẽ hy sinh đổ máu của họ, tự nhiên là họ cũng phải nắm địa vị thống trị trong chính phủ lâm thời.
Đồng ý, người ta sẽ bảo chúng ta như thế, nhưng giữa giai cấp vô sản và nông dân có cái gì giống nhau ?
Có điểm này giống nhau, là cả hai đều căm ghét những tàn tích của chế độ nông nô ; cả hai đều đấu tranh quyết tử với chính phủ Nga hoàng , cả hai đều muốn có một nền cộng hòa dân chủ.
Tuy nhiên điều đó không nên làm cho chúng ta quên cái sự thật này là sự khác biệt giữa họ với nhau còn quan trọng nhiều hơn những điều họ giống nhau. Sự khác biệt đó là gì ?
Là giai cấp vô sản thì thù địch với chế độ tư hữu, họ căm ghét chế độ tư sản và chỉ cần đến nền Cộng hòa dân chủ để tập hợp các lực lượng của họ và sau đó lật đổ chế độ tư sản, còn nông dân thì kết chặt với chế độ tư hữu, với chế độ tư sản và cần có nền cộng hòa dân chủ đề củng cố những nền tảng của chế độ tư sản.
Không cần phải nói rằng nông dân sẽ chỉ chống lại giai cấp vô sản khi giai cấp này muốn hủy bỏ chế độ tư hữu. Mặt khác, cũng rõ ràng là nông dân sẽ chi ủng hộ giai cấp vô sản khi giai cấp này muốn lật đổ chế độ chuyên chế. Cuộc cách mạng hiện nay là cuộc cách mạng tư sản, tức là nó không đụng đến chế độ tư hữu : vậy thì hiện nay nông dân không có một lý do nào để quay súng chống lại giai cấp vô sản cả. Ngược lại, cuộc cách mạng đó căn bản bài xích chính quyền Nga hoàng : vậy thì nông dân có lợi trong việc kiên quyết cùng đi với giai cấp vô sản, lực lượng tiền phong của cách mạng. Rõ ràng là đối với giai cấp vô sản, họ đã có lợi trong việc ủng hộ nông dân và cùng đi với nông dân chống lại kẻ thù chung : chính phủ Nga hoàng. Ăng-ghen vĩ đại đã nói rất đúng rằng giai cấp vô sản phải đấu tranh chống lại chế độ hiện hành cùng với giai cấp tiểu tư sản cho đến khi cuộc cách mạng dân chủ thắng lợi. Và nếu thắng lợi của ta chưa được gọi là thắng lợi chừng nào kẻ địch của cách mạng còn chưa hoàn toàn bị khống chế ; nếu chính phủ lâm thời có nhiệm vụ khống chế những kẻ địch và vũ trang nhân dân ; nếu nó có nhiệm vụ phải hoàn thành thắng lợi, thì tất nhiên trong nội bộ chính phủ lâm thời phải gồm có, ngoài những người bảo vệ giai cấp tiểu tư sản ra, những người đại diện cho giai cấp vô sản có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của giai cấp mình. Sẽ là phi lý nếu giai cấp vô sản, sau khi đã đảm đương việc lãnh đạo cách mạng, lại giao cho độc một mình giai cấp tiểu tư sản cái trách nhiệm đưa cách mạng đến nơi đến chốn : như thế là tự mình phản bội mình. Nhưng không nên quên rằng giai cấp vô sản, thù địch với chế độ tư hữu, phải có đảng riêng của mình và không một lúc nào được đi chệch con đường của mình.
Nói một cách khác, giai cấp vô sản và nông dân phải phối hợp sự cố gắng với nhau để đánh đề chính phủ Nga hoàng phối hợp sự cố gắng với nhau để khống chế kẻ địch của cách mạng , và vì thế cho nên giai cấp vô sản, cũng ngang như nông dân, phải có những người bảo vệ quyền lợi của giai cấp mình tại chính phủ lâm thời : những đảng viên dân chủ - xã hội.
Điều đó quá rõ ràng, quá hiển nhiên đến nỗi dường như không cần thiết phải nói đến nữa.
Nhưng « phái thiểu số » lại xen vào việc đó, họ nghi ngờ và khăng khăng nhắc lại rằng đảng dân chủ - xã hội không được tham gia vào chính phủ lâm thời, như thể là trái với các nguyên tắc.
Chúng ta hãy xem xét vấn đề xem. Những luận cứ của « phái thiểu số » là gì ? Trước hết, họ viện dẫn đến Đại hội Am-stéc-đam, Đại hội đó đã quyết định, ngược lại với chủ nghĩa Giô-rét-xơ, rằng những người xã hội chủ nghĩa không nên tìm cách tham gia vào một chính phủ từ sản ; thế mà chính phủ lâm thời lại là một chính phủ tư sản, cho nên chúng ta không thể nào tham dự được. « Phái thiểu số » lập luận như vậy đấy, họ không thấy rằng nếu giải thích nghị quyết của đại hội theo lối học sinh nhỏ như thế thì cũng có nghĩa là chúng ta không nên tham gia cả cách mạng nữa. Thật vậy, chúng ta là kẻ thù của giai cấp tư sản, thế mà cuộc cách mạng hiện nay là cuộc cách mạng tư sản ; vậy thì chúng ta không nên tham dự một phần nào vào cuộc cách mạng đó cả! Lô-gích của « phái thiểu số » đẩy chúng ta đi vào chính con đường đó. Đảng dân chủ - xã hội, ngược lại, lại nói với chúng ta rằng những người vô sản chúng ta không những phải tham gia cuộc cách mạng hiện nay, mà chúng ta cần phải đi đầu, lãnh đạo và đưa cuộc cách mạng đó tiến hành đến cùng. Mà muốn đưa Cuộc cách mạng đó tiến hành đến cùng thì không thể nào không tham gia chính phủ lâm thời được. Chắc chắn trong trường hợp này, lô-gích của « phái thiểu số » bị què quặt. Chỉ có thể : hoặc là theo gương phái tự do, chúng ta phải từ bỏ ý kiến cho rằng giai cấp vô sản là người lãnh đạo cuộc cách mạng, như thế thì vấn đề chúng ta tham gia một chính phủ lâm thời tự nó sẽ mất đi ; hoặc là chúng ta phải công khai thừa nhận cái ý kiến dân chủ - xã hội đó, như thế tức là thừa nhận sự tất yếu phải tham gia chính phủ lâm thời. « Phái thiểu số » không muốn đoạn tuyệt với cả hai cách, họ muốn làm cả người tự do lẫn người dân chủ - xã hội. Chính vì thế nên họ cưỡng ép một cách tàn nhẫn cái lô-gích vô tội...
Còn về Đại hội Am-stéc-đam, thì nó đã nhằm chỉ chính phủ chính thức nước Pháp, chứ không phải nói về một chính phủ cách mạng lâm thời. Chính phủ Pháp thì bảo thủ và phản động ; nó bảo vệ cái cũ và chống lại cái mới ; tất nhiên một người dân chủ - xã hội sẽ không tham gia chính phủ đó. Còn chính phủ lâm thời thì tiến bộ và cách mạng, nó đấu tranh chống cái cũ, mở đường cho cái mới, phục vụ lợi ích của cách mạng ; tất nhiên một người dân chủ - xã hội chân chính sẽ tham gia chính phủ đó và sẽ tham gia tích cực vào việc hoàn thành cách mạng. Như người ta thấy, đó là những điều rất khác nhau. Là sai lầm nếu « phái thiểu số » cứ bám lấy Đại hội Am-stéc-đam : đại hội đó sẽ không cứu « phái thiểu số » thoát khỏi sự thất bại.
Nên thấy rằng bản thân « phái thiểu số » đã cảm thấy như vậy, họ cầu cứu đến một luận cứ khác : giờ đây họ viện đến anh linh của Mác và Ăng-ghen. Tờ Người dân chủ - xã hội chẳng hạn cứ khăng khăng nhắc lại rằng Mác và Ăng-ghen « từ bỏ về căn bản » việc tham gia một chính phủ lâm thời. Nhưng nói ở đâu và lúc nào ? Mác đã nói gì chẳng hạn ? Thật ra Mác nói rằng «...những người tiểu tư sản dân chủ... tuyên truyền với giai cấp vô sản nên thành lập một chính đảng đối lập lớn bao gồm tất cả các xu hướng vào trong đảng dân chủ... », rằng « một sự liên hợp như vậy rõ ràng là có hại cho giai cấp vô sản và chỉ có lợi cho họ (cho những ng trời tiểu tư sản) mà thôi, v.v.. Tóm lại, giai cấp vô sản phải có một đảng giai cấp riêng biệt. Nhưng vậy thì ai phản đối điều đó, hở « nhà phê bình uyên bác » ? Tại sao ngài lại đánh nhau với những cối xay gió ?
« Nhà phê bình » vẫn tiếp tục viện dẫn Mác. « Trong trường hợp đấu tranh chống kẻ thù chung thì không cần có sự liên hiệp đặc biệt nào cả. Chừng nào mà cần phải trực tiếp đấu tranh chống kẻ thù chung như thế, thì lợi ích của hai đảng tạm thời nhất trí với nhau, và... tự nhiên sẽ nảy ra một sự liên minh chỉ thích dùng cho một lúc nào đó thôi... Trong và sau cuộc đấu tranh, trong mỗi trường hợp, công nhân cần phải đưa ra những nhu cầu (chắc là : những yêu sách) riêng của mình song song với những yêu sách của những người dân chủ tư sản... Tóm lại, ngay từ giờ phút đầu của thắng lợi, cần phải nghi ngờ... những bạn đồng minh ngày hôm qua của mình, tức là cái chính đảng muốn độc chiếm cái thành quả chung về mình » . Nói một cách khác, giai cấp vô sản phải đi theo con đường riêng của mình và chỉ ủng hộ giai cấp tiểu tư sản chừng nào mà sự ủng hộ đó không trái với quyền lợi của giai cấp vô sản. Nhưng thưa « nhà phê bình » đáng ngạc nhiên, có ai phản đối điều đó không, và cần gì ngài phải viện đến những lời của Mác ? Mác có nói đến chính phủ cách mạng lâm thời không ? Người không nói một lời nào cả! Có phải theo Mác thì việc tham gia một chính phủ lâm thời trong thời kỳ cách mạng dân chủ là trái với những nguyên tắc của chúng ta không ? Người không nói một lời nào cả! Vậy thì tại sao tác giả của chúng ta lại hoan hỷ ? Ông ta đã bới ở đâu ra « một mâu thuẫn về nguyên tắc » giữa Mác và chúng ta ? « Nhà phê bình » đáng thương! Ông ta khổ công tìm ra một mâu thuẫn như thế, nhưng cay đắng thay cho ông ta, điều đó không đem lại một kết quả nào cả.
Và theo những người men-sê-vích thì Ăng-ghen nói gì ? Trong bức thư gửi Tu-ra-ti, Ăng-ghen dường như đã nói rằng cuộc cách mạng tương lai ở Ý sẽ là một cuộc cách mạng tiểu tư sản chứ không phải xã hội chủ nghĩa ; rằng cho đến khi cuộc cách mạng đó thắng lợi, giai cấp vô sản phải cùng đi với giai cấp tiểu tư sản đề chống lại chế độ hiện hành, đồng thời nhất thiết phải có một đảng của riêng mình ; nhưng sau khi cách mạng thắng lợi mà tham gia chính phủ mới thì là một điều vô cùng nguy hiểm đối với những người xã hội chủ nghĩa. Những người này sẽ do đó mà lặp lại cái sai lầm của Lu-i Bơ-lăng và những người xã hội chủ nghĩa Pháp khác hồi 1848, v.v... Nói một cách khác, vì cuộc cách mạng Ý sẽ là một cuộc cách mạng dân chủ chứ không phải xã hội chủ nghĩa, nên sẽ là một sai lầm nghiêm trọng nếu mơ tưởng đến sự thống trị của giai cấp vô sản và nếu ở lại trong chính phủ ngay cả sau cuộc thắng lợi, giai cấp vô sản chỉ có thể đi với những người tiểu tư sản đề chống lại kẻ thù chung cho đến khi thử ng lợi mà thôi. Nhưng ai không thừa nhận điều đó, ai nói rằng chúng ta phải hỗn hợp cách mạng dân chủ với cách mạng xã hội chủ nghĩa kia chứ ? Người ta cần gì phải viện đến Tu-ra-ti, môn đồ của Béc-stanh ? Và tại sao lại triệu đến Lu-i Bơ-lăng ? Lu-i Bơ-lăng trước đây là một « người xã hội chủ nghĩa » tiểu tư sản. Còn ở ta là vấn đề những ng trời dân chủ - xã hội. Thời Lu-i Bơ-lăng không có đảng dân chủ - xã hội, mà ở đây lại chính là có đảng đó. Những ng trời xã hội chủ nghĩa Pháp nhằm mục đích chiếm quyền hành chính trị ; còn chúng ta, cái mà chúng ta quan tâm chính là vấn đề tham gia chính phủ lâm thời... Có phải theo Ăng-ghen thì tham gia chính phủ lâm thời trong thời kỳ cách mạng dân chủ là trái với những nguyên tắc của chúng ta không ? Người không nói một lời nào như thế cả! Nhưng vậy thì hỏi nhà men-sê-vích ở ta, tại sao ngài lại phải luận giải dài dòng như vậy ? Ngài há chẳng hiểu rằng làm rối rắm các vấn đề không phải là giải quyết các vấn đề sao ? Cần gì ngài phải làm phiền một cách vô ích đến anh linh của Mác và Ăng-ghen.
« Phái thiểu số » chắc đã tự cảm thấy tên tuổi của Mác và Ăng-ghen sẽ không cứu được chúng, và thế là giờ đây họ bám vào một « luận cứ » thứ ba. Các anh muốn trói buộc kẻ địch của cách mạng từ hai mặt, phái đó bảo chúng ta như thế ; các anh muốn rằng « áp lực của giai cấp vô sản đối với cách mạng không những diễn hành « từ dưới », không những từ đường phố, mà còn từ trên nữa, từ các lâu đài của chính phủ lâm thời ». Nhưng như thế là trái với những nguyên tắc, « phái thiểu số » trách cứ chúng ta như vậy đó.
Cho nên « phái thiểu số » khẳng định rằng chúng ta chỉ nên tác động vào sự tiến triển của cách mạng « từ dưới mà thôi », « Phái đa số », ngược lại, cho rằng chúng ta phải bổ sung cho hành động « từ dưới » bằng một hành động « từ trên » khiến cho áp lực được diễn hành từ mọi phía.
Nhưng vậy thì ai mâu thuẫn với nguyên tắc dân chủ - xã hội, « phái đa số » hay « phái thiểu số » ?
Chúng ta hãy cậy đến Ăng-ghen chỉ giáo. Trong thời kỳ từ 1870 đến 1880, ở Tây-ban-nha nổ ra một cuộc khởi nghĩa. Vấn đề chính phủ cách mạng lâm thời đã đặt ra. Hồi đó phái Ba-cu-nin (vô chính phủ) hoạt động ở đó. Họ phủ nhận mọi hành động từ trên, do đó xảy ra luận chiến giữa họ với Ăng-ghen. Phái Ba-cu-nin đã thuyết giáo giống như « phái thiểu số » ngày nay. Mấy năm nay - Ăng-ghen nói, - phái Ba-cu-nin đã thuyết giáo rằng mọi hành động cách mạng đưa từ trên xuống dưới là có hại, rằng mọi việc đều phải được tổ chức và thực hiện từ dưới lên trên ». Theo chúng, « mọi tổ chức của một chính quyền, gọi là tạm thời hay cách mạng gì đó, đều chỉ có thể là một cách lừa bịp mới và cũng đều sẽ nguy hiểm cho giai cấp vô sản như tất cả các chính phủ hiện thời ». Ăng-ghen nhạo báng cách nhìn đó và nói rằng cuộc sống đã bác bỏ một cách tàn nhẫn cái lý luận đó của phái Ba-cu-nin. Bọn họ đã phải nhượng bộ những yêu cầu của cuộc sống thực tế và ...« bất chấp cả những nguyên tắc vô chính phủ chủ nghĩa của họ, họ đã phải thành lập một chính phủ cách mạng » . Như thể họ « đã chà đạp lên cái nguyên tắc mà chính họ vừa mới tuyên bố là : việc thành lập một chính phủ cách mạng chỉ là một sự lừa bịp mới và một sự phản bội mới đối với giai cấp công nhân ». Ăng-ghen đã nói như vậy đó.
Vậy thì rõ ràng là nguyên tắc của « phái thiểu số », chỉ hành động « từ dưới », là một nguyên tắc vô chính phủ chủ nghĩa thực ra căn bản trái với sách lược dân chủ - xã hội. Quan điểm của « phái thiểu số » cho rằng mọi sự tham gia một chính phủ lâm thời đều tai hại cho công nhân, đó là một câu vô chính phủ chủ nghĩa mà Ăng-ghen đã từng nhạo báng rồi. Cũng rõ ràng là cuộc sống sẽ vứt bỏ những quan niệm của « phái thiếu số » và sẽ phá vỡ những quan niệm đó như chơi, cũng như là trường hợp của phái Ba-cu-nin.
Tuy nhiên, « phải thiểu số » cứ khăng khăng nói rằng : chúng tôi không đi ngược lại những nguyên tắc. Những người đó có một quan niệm kỳ cục về những nguyên tắc dân chủ - xã hội. Chúng ta hãy xét chẳng hạn những nguyên tắc của họ về chính phủ cách mạng lâm thời và về Đu-m a Nhà nước. « Phái thiểu số » phản đối việc tham gia một chính phủ lâm thời mà lợi ích của cách mạng đòi hỏi : như thế sẽ trái với những nguyên tắc Nhưng phải họ lại tán thành tham gia cái Đu-ma Nhà nước mà lợi ích của chế độ chuyên chế đòi hỏi: dường như như thế sẽ không trái với những nguyên tắc ! ...Các bạn rất đáng kính, các bạn nói đến những nguyên tắc nào vậy, những nguyên tắc của phái tự do hay của những người dân chủ ở xã hội ? Các bạn nên trả lời thẳng vào câu hỏi này. Chúng tôi có một số nghi vấn về điều đó.
Nhưng hãy để những vấn đề ấy lại.
Sự thật là « phái thiểu số » khi đi tìm kiếm những nguyên tắc lại đã trượt xuống cái dốc của chủ nghĩa vô chính phủ.
Đó là điều mà ngày nay đã rõ.
II
Những người men-sê-vích ở ta thấy rằng những nghị quyết mà đại hội lần thứ III của đảng đã thông qua không hợp với khẩu vị của họ. Ý nghĩa cách mạng chân chính của những nghị quyết đó đã làm vẩn đục cái « bãi lầy » của những người men-sê-vích và đã thức tỉnh lòng ham muốn « phê bình » của họ. Nên biết rằng nghị quyết về chính phủ cách mạng lâm thời đụng chạm nhiều nhất đến cái tâm lý cơ hội chủ nghĩa của họ ; cho nên họ ra sức « phá hủy » nó. Nhưng không thể tìm ra cái gì ở đó để có thể bám lấy mà phê bình, nên họ đã dùng đến biện pháp thông thường và rất rẻ tiền của họ là : mị dân! Những « nhà phê bình » đó viết rằng : quyết nghị đó được thảo ra đề lừa phỉnh công nhân, để mê hoặc và bịt mắt công nhân. Và hình như họ rất thích thú với thủ đoạn xảo trá của họ. Họ tưởng tượng rằng kẻ thù của họ bị đánh chết ; và tự coi là những người phê bình chiến thắng, họ tuyên bố : « Và chính những người đó (những tác giả của bản nghị quyết) lại tưởng mình lãnh đạo giai cấp vô sản kia chứ ! » Nhìn những « nhà phê bình » đó, người ta tưởng đó là nhân vật của Gô-gôn sau khi đã mất trí mà lại tự cho mình là vua nước Tây-ban-nha. Đó là số phận của những kẻ mắc bệnh điên rồ muốn làm vương làm tướng.
Chúng ta hãy xem xét kỹ bài « phê bình » mà chúng ta thấy trong tờ Người dân chủ - xã hội, số 5. Như người ta biết, những người men-sê-vích ở ta không thể không khiếp sợ khi nghĩ đến con yêu quái đẫm máu chính phủ cách mạng lâm thời, và họ kêu gọi các thần thánh của họ – bọn Mác-tư-nốp và bọn A-ki-mốp - hãy giải thoát họ khỏi con quái vật đó và thay nó bằng cái Hội nghị đại biểu đẳng cấp toàn quốc, ngày nay trở thành cái Đu-ma Nhà nước. Để đạt mục đích đó, họ tâng bốc cái « Hội nghị đại biểu đẳng cấp toàn quốc lên tận chín tầng mây và cố đem cái sản vật thối nát đó của chế độ Nga hoàng thối nát làm thành hàng để bán lấy tiền thật! Họ viết: « Chúng ta biết rằng cuộc đại cách mạng Pháp đã lập ra nền cộng hòa mà không có chính phủ lâm thời ». Và thế là hết sao ? Các ngài không biết gì hơn nữa sao, các nhà phê bình « đáng kính » ? Thật không lấy gì làm nhiều lắm! Cần phải biết nhiều hơn nữa! Chẳng hạn cần phải biết rằng cuộc đại cách mạng Pháp đã chiến thắng với tính cách là phong trào cách mạng tư sản, còn ở Nga « phong trào cách mạng sẽ chiến thắng với tính cách là phong trào Công nhân, hoặc sẽ không chiến thắng gì cả » như là Pơ-lê-kha-nốp đã nói rất đúng. Ở Pháp, giai cấp tư sản đã lãnh đạo, cuộc cách mạng ; ở Nga là giai cấp vô sản. Ở kia chính giai cấp tư sản đã nắm vận mệnh cuộc cách mạng, ở đây là giai cấp vô sản. Vì những lực lượng lãnh đạo không giống nhau nên những kết quả sẽ không thể giống nhau đối với giai cấp này và giai cấp kia, điều đó há chẳng hiển nhiên sao ? Nếu ở Pháp giai cấp tư sản vì đã lãnh đạo cách mạng nên đã thu được những kết quả của cách mạng, thì ở Nga, nơi mà lãnh đạo cách mạng là giai cấp vô sản, lại cũng cứ phải như thế sao ? Đúng, - những người men-sê-vích ở ta nói, - cái gì đã diễn ra kia, ở Pháp, cũng phải tái diễn ở đây, ở Nga. Các ngài đó, giống như người đóng quan tài, lấy kích thước của người chết đã lâu rồi và đem ứng dụng những kích thước đó cho những người sống. Ngoài ra các ngài đó còn phạm một tội gian lận khá lớn : họ đã cắt mất cái đầu của sự việc mà chúng ta quan tâm và đưa trung tâm cuộc luận chiến xuống khúc đuôi. Cũng như mọi người dân chủ - xã hội cách mạng, chúng ta nói đến thành lập một nền cộng hòa dân chủ. Còn họ, họ đã lờ nhẹ chữ « dân chủ » và nói dông dài về « cộng hòa », « Chúng tôi biết rằng cuộc đại cách mạng Pháp đã thành lập nền cộng hòa », họ tuyên truyền như thế. Đúng, nó đã thành lập nền cộng hòa, nhưng nền cộng hòa nào, một nền Cộng hòa thực sự dân chủ chăng ? Một nền cộng hòa mà Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga mong muốn chăng ? Nền Cộng hòa đó đã mang lại chế độ phổ thông đầu phiếu cho nhân dân chưa ? Các cuộc bầu cử đã hoàn toàn trực tiếp chưa ? Người ta đã thiết lập thuế lũy tiến về thu nhập chưa ? Người ta đã nói đến cải thiện điều kiện lao động, giảm bớt ngày lao động, tăng tiền công, v.v., chưa ? Chưa. Không có một tý gì giống như thể cả, và lại không thể làm như thế được vì lúc đó công nhân chưa hề trải qua một sự giáo dục dân chủ xã hội. Cho nên trong nền cộng hòa Pháp hồi đó, giai cấp tư sản đã lãng quên và chểnh mảng lợi ích của công nhân. Thưa các ngài, các ngài sẽ có cái những cái đầu « kính cẩn » của các ngài trước một nền cộng hòa như thế không ? Đó có phải lý tưởng của các ngài không ? Chúc các ngài thượng lộ bình an! Nhưng, các nhà phê bình đáng kính, các ngài hãy nhớ kỹ rằng nghiêng mình trước một nền Cộng hòa như thế là không có một chút gì giống với đảng dân chủ - xã hội và cương lĩnh của đảng đó cả ; đó là chủ nghĩa dân chủ tệ hại nhất. Và các ngài nấp dưới danh nghĩa của đảng dân chủ - xã hội để đưa tất cả những điều đó ra một cách gian lận.
Mặt khác, những người men-sê-vích nên biết rằng giai cấp tư sản Nga, với cái Hội nghị đại biểu đẳng cấp toàn quốc của nó, sẽ không ban cho chúng ta ngay cả một nền Cộng hòa giống như nền cộng hòa của Pháp; nó hoàn toàn không có ý muốn hủy bỏ chế độ quân chủ. Vì biết rất rõ sự « láo xược » của công nhân ở những nơi nào mà không có chế độ quân chủ, nên nó ra sức giữ nguyên cái pháo đài đó và biến pháo đài đó thành một thứ vũ khí chống lại kẻ thù không đội trời chung của nó : giai cấp vô sản. Chính vì mục đích đó mà nó lấy danh nghĩa « nhân dân » để đàm phán với tên Nga hoàng - đao phủ và khuyên hắn hãy vì quyền lợi của « tổ quốc » và của ngai vàng mà triệu tập cái Hội nghị đại biểu đẳng cấp toàn quốc để tránh « tình trạng vô chính phủ ». Các ngài men-sê-vích, các ngài không biết tất cả điều đó sao ?
Chúng ta cần có không phải một nền cộng hòa giống như nền cộng hòa do giai cấp tư sản Pháp đã thiết lập nên hồi thế kỷ XVIII, mà một nền cộng hòa giống như nền cộng hòa mà Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga muốn thiết lập nên ở thế kỷ XX. Thế mà nền cộng hòa đó chỉ có thể là sản phẩm của một cuộc khởi nghĩa thắng lợi của nhân dân đứng đầu là giai cấp vô sản và chính phủ cách mạng lâm thời mà cuộc khởi nghĩa đó sẽ đưa ra. Chỉ có chính phủ lâm thời đó mới có thể thực hiện được một cách tạm thời cương lĩnh tối thiểu của chúng ta và đề nghị Quốc hội lập hiến, do nó triệu tập, phê chuẩn những cải cách đưa ra.
Những « nhà phê bình » ở ta không tin rằng một Quốc hội lập hiến được triệu tập đúng theo cương lĩnh của chúng ta, có thể biểu hiện được ý chí của nhân dân (và làm thế nào mà họ có thể hình dung được điều đó, vì họ không vượt nổi quá khuôn khổ cuộc đại cách mạng Pháp xảy ra cách đây 115 hay 116 năm). « Những kẻ có của và có thế lực, những « nhà phê bình » nói tiếp, họ sẵn có quá nhiều biện pháp gian lận trong các cuộc bầu cử để có lợi cho họ đến nỗi hoàn toàn không cần thiết nói đến ý chí thực sự của nhân dân. Muốn cho các cử tri nghèo không trở thành những người đại diện cho ý chí của bọn giàu có, thì cần phải có một cuộc chiến đấu to lớn, một kỷ luật lâu dài có tính đảng (kỷ luật mà những người men-sê-vích không muốn thừa nhận ?). Ngay ở châu Âu( ?), mặc dầu có một nền giáo dục chính trị đã lâu đời rồi, kết quả đó cũng không đạt được. Thế mà những người bôn-sê-vích ở ta tin rằng chính phủ lâm thời nắm được lá bùa đó! ».
Đó là chủ nghĩa theo đuôi thật sự! Đó là « sách lược-quá trình » và « tổ chức-quá trình » cỡ tự nhiên « đã quá cố »! Đòi hỏi cho nước Nga điều mà ở châu Âu còn chưa thực hiện được, không thể như vậy được, những « nhà phê bình » long trọng tuyên bố như thế! Chúng ta biết rằng cương lĩnh tối thiểu của chúng ta không được thực hiện đầy đủ ở châu Âu và cả ở châu Mỹ nữa, bởi vậy, theo những người men-sê-vích, kẻ nào thừa nhận và đấu tranh thực hiện cương lĩnh đó ở Nga sau khi chế độ chuyên chế bị sụp đổ, thì chỉ là một người không tưởng không thể sửa chữa được, một Đông Ki-sốt đáng thương! Tóm lại cương lĩnh tối thiểu của chúng ta là sai, không tưởng và chẳng ăn nhịp gì với « cuộc sống » thực tế cả? Có đúng thế không các ngài « phê bình » ? Theo các ngài thì quả đúng như thế. Vậy các ngài hãy dũng cảm nói thẳng điều đó ra một cách rõ ràng không quanh co! Lúc đó chúng tôi sẽ biết chúng tôi có quan hệ với ai và các ngài sẽ tự giải thoát khỏi những nghi thức cương lĩnh mà các ngài căm ghét. Vì các ngài nói đến ý nghĩa ít quan trọng của cương lĩnh một cách quá rụt rè, quá nhút nhát, nên nhiều người, tất nhiên là ngoài những người bôn-sê-vích ra, vẫn tưởng rằng các ngài thừa nhận cương lĩnh của Đảng dân chủ - xã hội Nga được thông qua tại đại hội lần thứ II của Đảng. Nhưng tại sao lại phải giả dối như thế ?
Chúng ta đụng đến chỗ căn bản của những mối bất đồng giữa chúng ta. Các ngài không tin vào cương lĩnh của chúng ta và các ngài phủ nhận sự đúng đắn của nó. Còn chúng tôi, ngược lại, chúng tôi luôn luôn dựa vào nó và tất cả hành vi của chúng tôi đều theo đúng với nó !
Chúng tôi tin rằng « những kẻ có của, và có thế lực » sẽ không thể mua chuộc và lừa bịp toàn thể nhân dân được, trong trường hợp có tự do cổ động trước cuộc bầu cử. Vì chúng ta sẽ đem lời nói dân chủ - xã hội và sự thật của lời nói đó (mà chúng tôi không nghi ngờ như các anh) để chống lại thế lực và vàng bạc của chúng ; như thế chúng ta sẽ giảm bớt hiệu quả của những cuộc vận động gian lận của giai cấp tư sản. Nhưng các ngài, các ngài không tin như thế, và vì thế nên các ngài kéo cách mạng về phía chủ nghĩa cải lương.
« Năm 1848, những « nhà phê bình » nói tiếp, chính phủ lâm thời của nước Pháp (lại vẫn nước Pháp!), trong đó cũng có cả những công nhân tham gia, đã triệu tập Quốc hội lập hiến mà trong đó không một đại biểu nào của giai cấp vô sản Pa-ri được bầu cả ». Đó lại một lần nữa hoàn toàn không hiểu gì về lý luận dân chủ xã hội cả, và đó là một quan niệm công thức về lịch sử! Tại sao lại tung ra những lời không đâu ? Ở Pháp, mặc dù công nhân đã tham gia chính phủ lâm thời, nhưng kết quả chẳng được gì cả , vì thế cho nên, - những « nhà phê bình » kết luận, – ở Nga, đảng dân chủ - xã hội phải từ chối không tham gia, vì cả ở đó nữa cũng sẽ không có kết quả gì ? Nhưng trung tâm cuộc tranh cãi có phải là về vấn đề tham gia của công nhân không ? Chúng tôi có nói rằng người công nhân, dù họ như thế nào và dù họ có xu hướng gì đi nữa, cũng phải tham gia chính phủ cách mạng lâm thời không ? Không, chúng tôi chưa phải là món đồ của các ngài và chúng tôi không cấp cho mỗi người công nhân một tấm bằng dân chủ ở xã hội. Còn việc biến những người công nhân đã tham gia chính phủ lâm thời Pháp thành những đảng viên của đảng dân chủ - xã hội, thì thậm chí chúng tôi cũng không hề có ý nghĩ đó! Dùng cách so sánh không đúng chỗ đó để làm gì ? Vả lại, liệu có thể so sánh được sự giác ngộ chính trị của giai cấp vô sản Pháp năm 1848 với sự giác ngộ chính trị của giai cấp vô sản Nga hiện nay không ? Giai cấp vô sản Pháp thời bấy giờ có tiến hành, dù chỉ là một lần thôi, một cuộc biểu tình chính trị nào chống lại chế độ hiện hành không ? Họ có bao giờ kỷ niệm ngày 1 tháng Năm đề đấu tranh chống chế độ tư sản không ? Họ có được tổ chức vào một đảng công nhân dân chủ - xã hội không ? Họ có một cương lĩnh dân chủ - xã hội không ? Chúng ta biết rõ là không. Giai cấp vô sản Pháp không hề có một ý nghĩ nào về tất cả những điều đó. Vấn đề đặt ra là : giai cấp vô sản Pháp lúc đó có thể thu được những kết quả cách mạng như là giai cấp vô sản Nga hiện đang có khả năng thu được không, giai cấp này từ lâu đã được tổ chức vào một đảng dân chủ - xã hội, có một cương lĩnh dân chủ - xã hội hoàn toàn rõ ràng và vạch ra một cách có ý thức một con đường tiến đến cái mục đích đã đề ra cho giai cấp đó ? Bất cứ ai hiểu được thực tế đôi chút đều sẽ trả lời là không và chỉ có những người có khả năng học thuộc lòng những sự kiện lịch sử nhưng không biết giải thích nguồn gốc của những sự kiện đó theo thời gian và địa điểm, mới có thể xem hai loại sự kiện rất khác nhau đó là một.
« Cần phải làm cho, - những « nhà phê bình » vẫn còn và vẫn còn lên lớp cho chúng ta, - nhân dân sử dụng đến bạo lực, cách mạng phải được liên tục, chứ không phải chỉ có đi bầu cử rồi sau đó ai trở về nhà nấy ». Một sự vu khống mới! Vậy ai đã nói với các ngài, thưa các nhà phê bình rất đáng kinh, rằng chúng tôi sẽ chỉ đi bầu cử rồi sau đó ai sẽ về nhà nấy? Ngài hãy chỉ tên người đó đi nào!
Những « nhà phê bình » ở ta cũng sợ hãi lo lắng rằng chúng ta đòi chính phủ cách mạng lâm thời phải thi hành cương lĩnh tối thiểu của chúng ta, và họ la lên : « Đó là không hiểu các sự việc một tí nào cả, vì những yêu sách chính trị và kinh tế trong cương lĩnh của chúng ta chỉ có thể thực hiện được bằng con đường lập pháp; thế mà chính phủ lâm thời lại không phải là một cơ quan lập pháp ». Nghe lời cáo trạng đó về « những hành vi bất hợp pháp, chúng tôi thoáng có một sự nghi ngờ: bài báo đó phải chăng đã do một vị tư sản tự do nào, sùng bái pháp chế, gửi đến cho tờ Người dân chủ - xã hội ? Làm thế nào lại có thể giải thích khác đi được lời ngụy biện tư sản đó cho rằng chính phủ cách mạng lâm thời không có quyền hủy bỏ những luật lệ cũ và thiết lập ra những luật lệ mới! Luận điệu đó há chẳng sặc mùi chủ nghĩa tự do nhạt nhẽo nhất sao ? Và há chẳng kỳ lạ sao khi luận điệu đó lại ở miệng một người cách mạng nói ra ? Thật thế, điều đó giống như một tên tội phạm mà người ta sắp đem chặt đầu, kêu nài người đao phủ đừng đụng đến cái cúc áo ở cổ nó. Vả lại lẽ nào lại không bỏ qua được cho những « nhà phê bình » không phân biệt chính phủ cách mạng lâm thời với một nội các bình thường (không phải lỗi của họ: những người thầy của họ, những Mác-tư-nốp và những A-ki-mốp đã dẫn dắt họ đến chỗ đó). Một nội các là gì ? Là kết quả của sự tồn tại của một chính phủ chính thức. Và một chính phủ cách mạng lâm thời là gì ? Là kết quả của việc hủy bỏ chính phủ chính thức. Nội các thi hành những luật lệ hiện hành với sự giúp đỡ của một đội quân thường trực. Chính phủ cách mạng lâm thời hủy bỏ những luật lệ hiện hành và, thay vào đó, nó dựa vào nhân dân khởi nghĩa mà biến ý chí của cách mạng thành pháp luật. Có gì là giống nhau giữa hai cái đó ?
Giả sử cách mạng thắng lợi và nhân dân chiến thắng đã thành lập một chính phủ cách mạng lâm thời. Vấn đề đặt ra: chính phủ đó phải làm gì, nếu nó không thể hủy bỏ và ban bố những luật lệ ? Chờ đợi Quốc hội lập hiến chăng ? Nhưng việc triệu tập Quốc hội đó cũng đòi hỏi phải ban bố những đạo luật mới như: chế độ đầu phiếu phổ thông, trực tiếp, v.v., tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp và vân vân. Tất cả những cái đó nằm trong cương lĩnh tối thiểu của chúng ta. Và nếu chính phủ cách mạng lâm thời không thực hiện được nó, thì chính phủ đó dựa vào đâu mà triệu tập Quốc hội lập hiến ? Lẽ nào lại dựa vào một cương lĩnh do Bu-lu-ghin thảo ra và Ni-cô-la II phê chuẩn hay sao ?
Lại giả sử rằng nhân dân chiến thắng, sau khi đã bị tổn thất nhiều do thiếu vũ khí, đòi chính phủ cách mạng lâm thời phải giải tán quân đội thường trực và phải vũ trang nhân dân để đấu tranh chống bọn phản động. Lúc đó những người men-sê-vích bắt đầu tuyên truyền : hủy bỏ quân đội thường trực và vũ trang nhân dân là thuộc thẩm quyền Quốc hội lập hiến chứ không thuộc thẩm quyền chính phủ cách mạng lâm thời, phải cầu đến Quốc hội lập hiến, đừng đòi hỏi những hành vi bất hợp pháp, v.v... Những lời khuyên nhủ hay tuyệt, không còn phải nói gì nữa !
Bây giờ chúng ta hãy xem những người men-sê-vích căn cứ vào lý do gì để tước bỏ mất mọi « quyền năng » của chính phủ cách mạng lâm thời. Trước hết vì chính phủ đó không phải là một cơ quan lập pháp, và sau nữa vì Quốc hội lập hiến dường như sẽ không còn gì để làm nữa. Những kẻ ngây dại về chính trị đi tới sự nhục nhã như thế đó ! Rõ ràng họ không hiểu ngay cả rằng cuộc cách mạng thắng lợi và người đại diện cho ý chí cách mạng, chính phủ cách mạng lâm thời, đều là những người làm chủ tình hình cho đến khi thành lập một chính phủ chính thức, vậy họ có thể hủy bỏ và ban bố pháp luật ! Nếu không thế, nếu chính phủ lâm thời không có những quyền đó thì sự tồn tại của nó sẽ không có một ý nghĩa gì nữa và nhân dân khởi nghĩa sẽ không thiết lập nên một bộ máy như thế. Dù sao cũng lấy làm lạ là những người men-sê-vích đã lãng quên những điều tối sơ đẳng của cách mạng.
Những người men-sê-vích hỏi: Nếu chính phủ cách mạng lâm thời thực hiện cương lĩnh tối thiểu của chúng ta, vậy thì Quốc hội lập hiến phải làm gì ? Các vị phê bình đáng kính, các người sợ rằng Quốc hội sẽ bị thất nghiệp chăng. Đừng sợ, nó sẽ không thiếu công việc đâu. Nó sẽ phê chuẩn những cải cách mà chính phủ cách mạng lâm thời sẽ tiến hành với sự giúp đỡ của nhân dân khởi nghĩa; nó sẽ thảo ra Hiến pháp của đất nước mà cương lĩnh tối thiểu của chúng ta sẽ chỉ là một phần thôi. Đó là điều chúng ta sẽ đòi hỏi ở Quốc hội lập hiến !
Những « nhà phê bình » viết: « Họ (những người bôn-sê-vích) không thể hình dung được một sự phân biệt giữa chính ngay giai cấp tiểu tư sản với công nhân, một sự phân biệt sẽ ảnh hưởng đến các cuộc bầu cử ; vì thế chính phủ lâm thời sẽ muốn áp bức những cử tri công nhân để làm lợi cho giai cấp của nó. Ai có thể hiểu được sự khôn ngoan đó thì hiểu ! Những chữ đó có nghĩa là gì: « chính phủ lâm thời sẽ muốn áp bức những cử tri công nhân để làm lợi cho giai cấp của nó »!! ? Những người men-sê-vích nói đến chính phủ lâm thời nào, các Đông Ki-sốt đó muốn đánh nhau với những cối xay gió nào ? Bao giờ lại có người nào nói rằng nếu giai cấp tiểu tư sản độc chiếm lấy chính phủ cách mạng lâm thời, thì nó cũng sẽ bảo vệ quyền lợi của công nhân ? Tại sao lại gắn điều ngu xuẩn của bản thân mình cho những người khác ? Chúng ta nói rằng người ta có thể trong một số điều kiện nào đó để cho những đại biểu dân chủ - xã hội của ta tham gia chính phủ cách mạng lâm thời cùng với những đại biểu của phái dân chủ. Nếu như thế, nếu là một chính phủ cách mạng lâm thời trong đó có cả những người dân chủ - xã hội tham gia, thì làm thế nào mà thành phần của chính phủ đó lại là tiểu tư sản được ? Còn những lý do của chúng ta về việc tham gia chính phủ cách mạng lâm thời thì chúng ta căn cứ vào sự việc là: việc thực hiện cương lĩnh tối thiểu của chúng ta về căn bản không trái với quyền lợi của phái dân chủ : nông dân và tiểu tư sản thành thị (mà các ngài, những người men-sê-vích, mời vào đảng của các ngài) ; vậy chúng tôi cho rằng có thể cùng nhau thực hiện cương lĩnh đó được. Nhưng nếu phái dân chủ phản đối không thực hiện một số điểm nào đó trong cương lĩnh của chúng ta, thì các đại biểu của chúng ta, được các cử tri ở đường phố, được giai cấp vô sản ủng hộ, sẽ cố gắng thực hiện Cương lĩnh đó bằng sức mạnh, nếu sức mạnh đó có (nếu không có sức mạnh đó thì chúng ta sẽ không tham gia chính phủ lâm thời, vả lại người ta cũng sẽ không đưa chúng ta vào ngồi ở đấy đâu). Như mọi người đều thấy, đảng dân chủ - xã hội phải tham gia chính phủ cách mạng lâm thời chính là để bảo vệ quan điểm dân chủ - xã hội, nghĩa là để không cho những giai cấp khác làm thiệt hại đến quyền lợi của giai cấp vô sản.
Các đại diện của Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga trong chính phủ cách mạng lâm thời sẽ tuyên chiến không phải với giai cấp vô sản, như những người men-sê-vích trong cơn mê hoặc tưởng, mà, được sự đồng ý của giai cấp vô sản, sẽ tuyên chiến với kẻ thù của giai cấp vô sản. Nhưng tất cả những cái đó nào có can hệ gì đối với các ngài, những người men-sê-vích ? Cách mạng và chính phủ lâm thời của nó có can hệ gì đến các ngài đâu ? Chỗ của các ngài là ở đằng kia, ở [ « Đuma Nhà nước »].
Phần thứ nhất của bài báo này đã được đăng trên tờ
« Đấu tranh của giai cấp vô sản, số 11,
ngày 15 tháng Tám 1905.
Nhận xét
Đăng nhận xét