Lời Ban Biên tập, tháng Chín 1901
Tin chắc rằng xuất bản đều đặn một tờ báo tự do là một vấn đề trọng yếu đối với bạn đọc giác ngộ Giê-óoc-gi ; tin chắc rằng phải giải quyết vấn đề đó ngay từ bây giờ và mọi sự chậm trễ chỉ có thể làm hại đến sự nghiệp chung ; tin chắc rằng bạn đọc giác ngộ nào cũng sẽ hoan nghênh một tờ báo như thế và sẽ ra sức tận lực giúp đỡ nó, cho nên nhóm dân chủ-xã hội cách mạng Giê-óoc-gi chúng tôi, chúng tôi đón trước cái nhu cầu đó và cố gắng thỏa mãn lòng mong muốn của bạn đọc, trong phạm vi khả năng của mình. Chúng tôi cho xuất bản số báo Đấu tranh đầu tiên, tờ nhật báo tự do đầu tiên của Giê-óoc-gi.
Chúng tôi nói thêm vài lời đề bạn đọc có thể có một ý nghĩ về tờ báo của chúng tôi, và đặc biệt là về bản thân chúng tôi.
Không có một nơi nào trong nước là không có phong trào dân chủ - xã hội. Nơi xa xôi hẻo lánh này của nước Nga mà chúng ta gọi là Cáp-ca-dơ cũng không thoát khỏi tình hình đó và xứ Giê-óoc-gi của chúng ta ở Cáp-ca-dơ cũng thế. Ở Giê-óoc-gi phong trào dân chủ - xã hội xuất hiện chưa lâu, chỉ mới vài năm nay thôi, nói cho đúng ra thì đến 1896 mới có những cơ sở của phong trào đó. Ở ta cũng như ở khắp mọi nơi, lúc đầu chỉ có những hoạt động bí mật. Không thể có một cuộc vận động, một cuộc tuyên truyền rộng rãi như chúng ta thấy trong thời gian gần đây ; dù muốn hay không thì toàn bộ lực lượng cũng đều tập trung vào một số ít ỏi các nhóm nghiên cứu. Ngày nay thời kỳ đó đã qua rồi ; những tư tưởng dân chủ - xã hội lan tràn khắp trong quần chúng công nhân ; công tác cũng vậy, nó thoát khỏi khuôn khổ bí mật chật hẹp và đụng đến một bộ phận đông đảo công nhân. Cuộc đấu tranh công khai bắt đầu. Nó đã đặt ra cho những người chiến sĩ đầu tiên nhiều vấn đề mà cho đến nay vẫn còn ở trong bóng tối mà người ta không cảm thấy cấp thiết phải làm sáng tỏ những vấn đề ấy. Trước hết, vấn đề sau đây được đặt ra một cách hết sức mãnh liệt : chúng ta có trong tay những biện pháp gì để phát triển rộng rãi hơn nữa cuộc đấu tranh ? Nếu trả lời câu đó bằng lời thì không có gì đơn giản hơn và dễ dàng hơn. Nhưng sự thật thì lại hoàn toàn khác hẳn.
Dĩ nhiên đối với một phong trào dân chủ - xã hội có tổ chức, thì việc cổ động và tuyên truyền rộng rãi những tư tưởng cách mạng là một biện pháp chủ yếu. Nhưng những điều kiện trong đó một người cách mạng phải chiến đấu thì lại rất mâu thuẫn, rất gian khổ, chúng đòi hỏi những sự hy sinh nặng nề đến nỗi cuộc tuyên truyền vận động thường không thể tiến hành được dưới cái hình thức cần thiết cho buồn đau của phong trào.
Trong các nhóm nghiên cứu thì không thể tiến hành nghiên cứu qua các sách được, trước hết là vì tình hình cảnh sát và sau nữa là vì chính ngay cách thức tổ chức những cuộc nghiên cứu đó. Ngay từ khi xảy ra những vụ bắt bớ đầu tiên, công tác cổ động sẽ bị buông lơi. Không thể nào giữ được liên hệ với công nhân và không thể nào thường xuyên đến thăm hỏi họ được ; nhưng công nhân thì lại trông đợi sự giải thích nhiều vấn đề thời sự. Xung quanh họ diễn ra một cuộc đấu tranh ác liệt, toàn bộ lực lượng của chính phủ đều quay lại chống lại họ ; họ không có khả năng nhìn nhận hiện tình bằng con mắt phê phán, họ hoàn toàn không biết đến nội dung các vấn đề ; thường khi chỉ một thất bại nhỏ nhặt ở một xí nghiệp kế cận nào đó cũng đủ làm nguội lạnh tinh thần cách mạng của người công nhân, làm cho họ không tin tưởng vào tương lai, và thế là người lãnh đạo lại phải lôi kéo họ trở lại công tác.
Những cuốn sách mỏng chỉ giải đáp một vấn đề cụ thể nào đó thôi, cho nên công tác cổ động bằng những sách mỏng phần lớn đều ít có kết quả. Cần thiết phải có những sách báo có khả năng đáp ứng những vấn đề xảy ra hàng ngày. Không cần phải chứng minh cái chân lý rất phổ biến đó nữa. Đối với phong trào công nhân ở Giê-óoc-gi, đã đến lúc mà một tờ báo xuất bản đều kỳ được coi như là một trong những biện pháp quan trọng nhất của công tác cách mạng.
Đề làm sáng tỏ nhận thức của một số bạn đọc ít lịch duyệt, chúng tôi nghĩ rằng cần phải nói đôi điều về báo chí công khai. Người công nhân nào hy vọng tìm thấy sự biểu hiện những quyền lợi riêng của công nhân trên một tờ báo công khai, mặc dù những điều kiện để xuất bản nó là như thế nào, mặc dù nó có xu hướng gì đi nữa, thì theo chúng tôi, người công nhân đó sẽ phạm phải sai lầm lớn. Dưới một chính phủ « luôn luôn lo lắng » đến công nhân thì tình hình báo chí công khai thật là tuyệt. Một lũ viên chức mà người ta gọi là bọn kiểm duyệt, bám chắc lấy các tờ báo đó ; chúng đặc biệt giám sát các tờ báo đó, ngay khi có một tia sự thật lọt qua một kẽ hở nào đó thì chúng liền dùng đến mực đỏ và kéo. Những thông tri lần lượt được gửi tới tấp đến ban kiểm duyệt đề căn dặn : « Không để lọt một tin tức gì về công nhân, không đăng một tý gì về sự kiện này nọ, không cho xem xét cái này cái nọ », v,v., v..v.. Trong những điều kiện đó, tất nhiên không thể thành lập một tờ báo hẳn hoi được : công nhân sẽ uổng công tìm kiếm những tin tức và sự đánh giá đúng đắn về sự nghiệp của mình trên các cột báo đó và thậm chí cũng không thể đoán thấy cả những điều đó nữa. Những ai cho rằng công nhân có thể lợi dụng một số ít dòng trong tờ báo công khai nào đó, nói qua về những quyền lợi của công nhân mà bọn đao phủ kiểm duyệt đã sơ suất để lọt qua, thì chúng tôi sẽ trả lời họ : đặt hy vọng của mình vào những mẫu báo ngắn ngủi đó và xây dựng một hệ thống tuyên truyền nào đó trên những chuyện nhỏ mọn đó tức là không hiểu vấn đề một tý nào cả.
Xin nhắc lại là chúng tôi cốt nói lên điều đó để làm sáng tỏ nhận thức của một số bạn đọc ít lịch duyệt. Vậy thì một tờ báo tự do ra đều kỳ viết bằng tiếng Giê-óoc-gi là một điều cần thiết cấp bách đối với phong trào dân chủ - xã hội. Vấn đề không còn là biết cách thành lập tờ báo đó như thế nào, nó phải dựa vào những nguyên tắc gì và nó phải đem lại cái gì cho người dân chủ - xã hội Giê-óoc-gi.
Nếu chỉ nhìn mặt ngoài của vấn đề ra một tờ báo Giê-óoc-gi, và đặc biệt của vấn đề nội dung, phương hướng của tờ báo đó, thì dường như có lẽ vấn đề đó mà công nhân ở các khu ta đang quan tâm đến. Tờ báo Giê-óoc-gi phải làm cho công nhân Giê-óoc-gi và công nhân Nga đang đấu tranh liên hệ với nhau và đoàn kết với nhau. Nó phải báo cho bạn đọc biết tất cả những sự kiện diễn ra trong đời sống ở địa phương, ở Nga và ở nước ngoài, những sự kiện mà họ quan tâm đến.
Đó là đại để quan điểm của chúng tôi về một tờ báo Giê-óoc-gi.
Một vài lời về nội dung và phương hướng của tờ báo. Chúng ta đòi hỏi tờ báo, tất nhiên là một tờ báo dân chủ - xã hội, phải chú ý đến đối tượng chính là những công nhân đang đấu tranh. Chúng ta thấy không cần phải nói rằng chỉ có giai cấp vô sản cách mạng ở Nga cũng như ở khắp mọi nơi, là được lịch sử kêu gọi đứng ra giải phóng nhân loại và đem lại hạnh phúc cho thế giới. Rõ ràng là chỉ có phong trào công nhân mới có một cơ sở vững chắc, và chỉ có phong trào đó mới tránh khỏi mọi điều ngông cuồng ảo tưởng. Do đó tờ báo về mặt là cơ quan dân chủ - xã hội, phải hướng dẫn phong trào công nhân, chỉ đường cho nó và ngăn ngừa nó dừng phạm những sai lầm. Tóm lại, nhiệm vụ thứ nhất của tờ báo là hết sức gần gũi quần chúng công nhân, là có khả năng ảnh hưởng thường xuyên đến quần chúng công nhân, là trung tâm giác ngộ và lãnh đạo của quần chúng công nhân.
Nhưng vì trong những điều kiện hiện nay của nước Nga, có thể có những phần tử trong xã hội không phải là công nhân cũng tham dự chiến đấu « cho tự do », và vì quyền tự do đó là mục tiêu trước mắt của cuộc đấu tranh của công nhân Nga, nên tờ báo phải dành một chỗ cho mọi phong trào cách mạng, ngay cả khi nó đứng ngoài phong trào công nhân. Chúng ta nói : « dành một chỗ » nhưng không phải chỉ để đăng những tin tức hàng ngày hay để ghi chép thông thường những việc hàng ngày, - không phải thế, tờ báo phải đặc biệt chú ý đến phong trào cách mạng đang diễn ra hoặc sẽ diễn ra trong những thành phần khác của xã hội. Nó phải giải thích mỗi một hiện tượng xã hội, do đó mà ảnh hưởng đến tất cả những ai chiến đấu cho tự do. Như thế nó phải hết sức đặc biệt chú ý đến tình hình chính trị ở Nga, tính đến tất cả những hậu quả của tình hình đó và đề cập một cách hết sức rộng rãi đến sự cần thiết phải tiến hành đấu tranh chính trị.
Không một ai, chúng tôi tin chắc như thế, có thể cáo tố những lời của chúng ta và cho rằng chúng ta là những người tán thành liên hệ và thỏa hiệp với giai cấp tư sản. Đánh giá đúng đắn, vạch rõ những điểm yếu và những sai lầm của một phong trào chống lại chế độ hiện nay, ngay cả khi phong trào đó diễn ra trong một giới tư sản, làm như thế thì một người dân chủ - xã hội không thể nào bị chủ nghĩa cơ hội làm hoen ố. Nhưng trong lúc đó chúng ta cũng không quên những nguyên tắc dân chủ - xã hội và những phương pháp đấu tranh cách mạng. Nếu chúng ta hành động như thế mỗi khi suy xét một phong trào thì chúng ta sẽ tránh được những lời lẩm cẩm của Béc-stanh,
Như thế tờ báo dân chủ ở xã hội Giê-óoc-gi phải giải đáp chính xác tất cả những vấn đề thuộc phong trào công nhân, giải thích những vấn đề nguyên tắc, giải thích về mặt lý luận vai trò giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh và dùng ánh sáng của chủ nghĩa xã hội khoa học đề soi sáng tất cả những sự việc mà người công nhân quan tâm đến.
Tờ báo cũng phải đại diện cho Đảng dân chủ ở xã hội Nga và làm cho bạn đọc kịp thời biết những quan niệm sách lược của phong trào dân chủ ở xã hội Nga. Nó phải báo cho bạn đọc biết tình hình đời sống của công nhân các nước khác và họ đã làm gì và làm như thế nào để cải thiện đời sống ; nó phải kêu gọi công nhân Giê-óoc-gi bước đúng lúc vào cuộc đấu tranh. Mặt khác nó không được bỏ qua một phong trào xã hội nào mà không nói đến và không phê phán theo quan điểm dân chủ - xã hội.
Chúng tôi nhận thức về tờ báo Giê-óoc-gi như thế đó. Chúng tôi không thể tự lừa dối mình và lừa dối bạn đọc bằng cách hứa hẹn rằng chúng tôi sẽ làm tròn những nhiệm vụ đó với những lực lượng hiện nay của chúng tôi. Muốn tổ chức tốt tờ báo thì cần phải có sự giúp đỡ của chính các bạn đọc và những người cảm tình. Bạn đọc sẽ thấy có nhiều thiếu sót trong tờ Đấu tranh số đầu tiên, nhưng chỉ cần bạn đọc giúp đỡ chúng tôi đôi chút là có thể sửa chữa được những thiếu sót đó. Chúng tôi đặc biệt nhấn mạnh đến thiếu sót về những tin tức hàng ngày của các địa phương. Vì ở xa đất nước nên chúng tôi không thể theo dõi phong trào cách mạng ở Giê-óoc-gi, và không thể đăng kịp những tin tức và những bài giải thích các vấn đề của phong trào đó. Vì vậy chúng tôi cần có sự giúp đỡ của chính ngay Giê-óoc-gi. Bất cứ ai muốn viết bài cho tờ báo, chắc chắn đều sẽ tìm được cách đặt quan hệ trực tiếp hay gián tiếp, với ban biên tập tờ Đấu tranh.
Chúng tôi kêu gọi tất cả những chiến sĩ dân chủ - xã hội ở Giê-óoc-gi hãy tích cực quan tâm đến vận mệnh của tờ Đấu tranh, hãy tận lực giúp đỡ nó xuất bản và phát hành, và do đó biến tờ Đấu tranh, tờ báo tự do đầu tiên của Giê-óoc-gi, thành một vũ khí của cuộc đấu tranh cách mạng.
« Đấu tranh », số 1,
tháng Chín 1901.
* Bài gửi đăng báo Đấu tranh, nhật báo bí mật của những người dân chủ - xã hội.
Nhận xét
Đăng nhận xét