Mác và Ăng-ghen bàn về khởi nghĩa, 13 tháng Bảy 1906
Người đảng viên men-sê-vích N.Kh (Khô-mê-ri-ki) biết rằng với lòng dũng cảm người ta có thể đánh chiếm những thành thị và... anh ta cũng đã có dũng cảm lên án một lần nữa những người bôn-sê-vích là theo chủ nghĩa Bơ-lăng-ki (xem báo Chân lý, số 7).
Đương nhiên, như thế không có gì là lạ cả. Những người cơ hội chủ nghĩa ở Đức, là Béc-stanh và Phôn-ma, từ lâu đã coi Cau-ski và Bê-ben là những người theo phái Bơ-lăng-ki. Những người cơ hội chủ nghĩa ở Pháp, là Giô-rét-xơ và Min-lơ-răng, từ lâu đã lên án Ghét-sđơ và La-phác-gơ là những người theo chủ nghĩa Bơ-lăng-ki và chủ nghĩa Gia-cô-banh. Tuy nhiên ai cũng biết rằng Béc-stanh, Min-lơ-răng, Giô-rét-xơ và những người khác đều là những kẻ cơ hội chủ nghĩa, họ phản bội chủ nghĩa Mác, còn Cau-ski, Bê-ben, Ghét-sđơ, La-phác-gơ và những người khác đều là những người mác-xít cách mạng. Có gì phải ngạc nhiên khi những kẻ cơ hội chủ nghĩa ở Nga và môn đồ của họ là N.Kh bắt chước những kẻ cơ hội chủ nghĩa ở châu Âu và gọi chúng ta là những người theo phái Bơ-lăng-ki ? Như thế chỉ có nghĩa là những người bôn-sê-vích, y như là Cau-ski và Ghét-sđơ, đều là những người mác-xít cách mạng.
Chúng ta lẽ ra có thể kết thúc cuộc nói chuyện với N. Kh. ở đây được. Nhưng anh ta « đi sâu » vào vấn đề và ra sức chứng minh rằng anh ta đúng. Vậy hãy nghe anh ta nói để khỏi làm phật lòng anh ta.
N. Kh không đồng ý với ý kiến sau đây của những người bôn-sê-vích :
« Giả thử nhân dân các thành thị hết sức căm thù chính phủ thì họ luôn luôn có thể nổi dậy đấu tranh, nếu có dịp. Như thế có nghĩa là về số lượng, chúng ta đã sẵn sàng rồi. Nhưng vẫn còn chưa đủ. Muốn cho khởi nghĩa thắng lợi, cần phải xác lập trước một kế hoạch đấu tranh, định trước một sách lược chiến đấu ; phải lập nên những đội ngũ có tổ chức, v.v. » (xem Đời sống mới, số 6).
N.Kh không đồng ý. Tại sao ? Vì theo anh ta, đó là chủ nghĩa Bơ-lăng-ki! Như vậy N.Kh không muốn có một « sách lược chiến đấu », những « đội ngũ có tổ chức », một hành động có tổ chức: tất cả những thứ đó dường như là vật phụ thuộc và vô ích. Những người bôn-sê-vích nói rằng « chỉ có lòng căm thù không thôi đối với chính phủ thì không đủ », có ý thức không thôi thì « không đủ », cần phải có « những đội ngũ và một sách lược chiến đấu » nữa. Tất cả những cái đó, N. Kh. đều phủ nhận và coi đó là chủ nghĩa Bơ-lăng-ki.
Hãy nhớ lấy điều đó và bây giờ chúng ta tiếp tục. N.Kh. không hoan nghênh ý kiến dưới đây của Lê-nin :
« Chúng ta phải thu thập kinh nghiệm của các cuộc khởi nghĩa ở Mát-xcơ-va, Đô-ne-txơ, Rô-xtốp và các cuộc khởi nghĩa khác, truyền bá kinh nghiệm đó, kiên trì và nhẫn nại chuẩn bị những lực lượng chiến đấu mới, huấn luyện và rèn luyện những lực lượng ấy trong một loạt hành động chiến đấu có tính chất du kích. Có thể là cuộc bùng nổ mới chưa xảy ra vào mùa xuân tới, nhưng nó sẽ đến, chắc là không xa lắm. Chúng ta phải có vũ trang, có tổ chức theo lối quân sự, có năng lực tiến hành những cuộc tiến công quyết định để đón lấy nó (xem Tin tức của Đảng).
N.Kh không tán thành ý kiến đó của Lê-nin. Tại sao ? Vì theo anh ta, đó là chủ nghĩa Bơ-lăng-ki!
Như vậy, theo N.Kh, chúng ta không nên « thu thập kinh nghiệm của cuộc khởi nghĩa tháng Chạp » và cũng không nên « truyền bá kinh nghiệm đó ». Đúng là cuộc bùng nổ sắp xảy ra nhưng, theo N.Kh., chúng ta không nên « có vũ trang để đón lấy nó », chúng ta không nên chuẩn bị cho « những cuộc tiến công quyết định ». Tại sao ? Chắc hẳn vì chúng ta sẽ thắng nhanh hơn là nếu chúng ta không được vũ trang và không được chuẩn bị! Những người bôn-sê-vích nói rằng cuộc bùng nổ có thể sẽ xảy ra và do đó, nhiệm vụ của chúng ta là chuẩn bị cho cuộc bùng nổ đó cả về mặt ý thức lẫn về mặt vũ trang. N.Kh. biết cuộc bùng nổ có thể sẽ xảy ra nhưng anh ta không thừa nhận một cái gì ngoài tuyên truyền bằng miệng ; như thế là anh ta đã ngờ vực sự cần thiết phải tự vũ trang và cho rằng điều đó là vô ích. Những người bôn-sê-vích nói rằng cần phải đem lại ý thức và tinh thần tổ chức cho một cuộc khởi nghĩa đã bùng nổ một cách tự phát và đặc phát. N.Kh. cũng không thừa nhận cả sự cần thiết đó nữa: theo anh ta đó là chủ nghĩa Bơ-lăng-ki. Những người bôn-sê-vích nói rằng đến một lúc nào đó cần phải có những « cuộc tấn công quyết định », N. Kh không thích cả tinh thần quyết định lẫn hành động tấn công : tất cả những điều đó, theo anh ta, là chủ nghĩa Bơ-lăng-ki.
Chúng ta hãy nhớ lấy những điểm đó và chúng ta hãy xem Mác và Ăng-ghen đã nghĩ như thế nào về khởi nghĩa vũ trang.
Đây là điều mà Mác đã viết trong những năm 50 của thế kỷ XIX :
« Một khi khởi nghĩa đã bắt đầu thì phải hành động hết sức kiên quyết và chuyển sang tấn công. Phòng ngự là sự tiêu vong đối với mọi cuộc khởi nghĩa vũ trang... Phải tấn công kẻ địch vào lúc nó bất ngờ, khi quân đội của nó còn phân tán ; hàng ngày phải đạt được những thắng lợi mới dù là những thắng lợi bé nhỏ ; phải giữ vững cái ưu thế về tinh thần đã đạt được do cuộc thắng lợi đầu tiên của những người khởi nghĩa ; phải lôi kéo những phần tử do dự luôn luôn ngả về phía những người mạnh hơn và luôn luôn đứng về phía đáng tin cậy nhất ; phải buộc kẻ địch lùi bước trước khi nó có thể tập hợp được lực lượng để chống lại các anh. Tóm lại, hãy hành động như những lời dạy của Đăng-tông, người thầy vĩ đại nhất về sách lược cách mạng mà chúng ta đều biết: Dũng cảm, dũng cảm nữa, luôn luôn dũng cảm » (Xem Các Mác : Lược khảo lịch sử, tr. 95).
Nhà mác-xít vĩ đại Các Mác nói như thế đó.
Như người ta thấy theo Mác, ai muốn khiến cho khởi nghĩa thắng lợi thì phải đi theo con đường tấn công. Vậy mà chúng ta biết rằng ai lựa chọn con đường tấn công thì phải có vũ khí, kiến thức quân sự và những đội - ngũ được tập luyện, nếu không, không thể nào tấn công được. Còn những hành động tấn công dũng cảm thì Mác cho đó là thịt và máu của mọi cuộc khởi nghĩa. Bản thân N. Kh đã chế giễu cả những hành động tấn công dũng cảm, cả chính sách tấn công, cả những đội quân có tổ chức, cả việc truyền bá những kiến thức quân sự - tất cả những cái đó, theo anh ta, là chủ nghĩa Bơ-lăng-ki! Do đó mà N.Kh là một người mác-xít, còn Mác là một người thuộc phải Bơ-lăng-ki! Mác đáng thương! Giá mà Mác có thể ra khỏi mộ mình để nghe lời nói ấp a ấp úng đó của N.Kh nhỉ!
Và Ăng-ghen đã nói gì về khởi nghĩa. Trong một trước tác của mình, khi nói đến cuộc khởi nghĩa ở Tây-ban-nha, Ăng-ghen đã trả lời những người vô chính phủ như sau :
« Cuộc khởi nghĩa đó, mặc dù đã bắt đầu một cách ngu xuẩn, vẫn còn có nhiều hy vọng thắng lợi, nếu nó được lãnh đạo một cách khôn ngoan chút ít, dù là theo cách của những cuộc binh biến Tây-ban-nha mà ở đó quân đồn trú ở một thành phố nổi dậy, tiến sang một thành phố lân cận, kéo theo nó toàn thể quân đồn trú ở thành phố đã được vận động từ trước, rồi lan ra như nước lũ và đổ về thủ đô, cho đến khi thắng lợi của một trận đánh hoặc quân đội phải đến đánh bẹp họ chạy sang phía những người làm binh biến, quyết định kết cuộc chiến thắng mới thôi. Phương pháp này là đặc biệt thích hợp đối với lần khởi nghĩa ấy. Ở khắp nơi những người khởi nghĩa đã từ lâu được tổ chức thành những tiểu đoàn nghĩa quân (các đồng chí nghe thảy đấy chứ, Ăng-ghen nói đến những tiểu đoàn !); có thể kỷ luật ở đó không được tốt, nhưng chắc chắn là không tồi tệ hơn kỷ luật ở đám tàn quân trong quân đội cũ ở Tây-ban-nha mà phần lớn đều đang tan rã. Những đội quân duy nhất mà chính phủ có thể tin cậy được là những hiến binh (gtuardias civiles), nhưng chúng lại bị phân tán khắp nơi trong nước. Trước hết phải ngăn cản không cho những đội hiến binh tập trung lại được ; mà muốn thế thì chỉ bằng cách tấn công và dám công nhiên xuất đầu lộ diện... (hãy chú ý, hãy chú ý, các đồng chí !). Nếu muốn chiến thắng thì không có cách nào khác... » Sau đó Ăng-ghen mắng tàn tệ phái Ba-cu-nin vì đã đề thành nguyên tắc điều mà người ta có thể tránh được : « tức là tình trạng chia nhỏ và phân tán lực lượng cách mạng, tình trạng đã làm cho hết cuộc khởi nghĩa này đến cuộc khởi nghĩa khác đều bị cũng những quân đội đó của chính phủ tiêu diệt » (xem Phái Ba-cu-nin đang hành động của Ăng-ghen).
Nhà mác-xít nói tiếng Phi-đrích Ăng-ghen nói như thể đó...
Những đội ngũ có tổ chức, một chính sách tấn công, tổ chức khởi nghĩa, thống nhất những cuộc khởi nghĩa lẻ tẻ ở các nơi lại – theo Ăng-ghen đó là điều cần thiết để làm cho khởi nghĩa thắng lợi.
Thể là N. Kh. là một người mác-xít, còn Ăng-ghen lại là một người thuộc phải Bơ-lăng-ki! Ăng-ghen đáng thương thay!
Như người ta thấy, N. Kh không biết quan điểm của Mác và Ăng-ghen về khởi nghĩa.
Nhưng không phải chỉ có thể! Chúng ta tuyên bố rằng sách lược của N. Kh. đề ra làm giảm sút và, trên thực tế, phủ nhận tác dụng của vũ trang, của những đội quân đỏ, của những kiến thức quân sự. Sách lược đó là sách lược của một cuộc khởi nghĩa không có vũ khí. Sách lược đó dẫn chúng ta đến « thất bại tháng Chạp ». Tại sao hồi tháng Chạp, chúng lại chẳng có vũ khí, chẳng có đội quân đỏ, chẳng có kiến thức quân sự, v..v. ? Vì sách lược của những đồng chí như N. Kh. lúc đó hết sức phổ biến ở trong đảng...
Thế mà chủ nghĩa Mác và cuộc sống thực tế, tất cả hai đều bác bỏ thứ sách lược không vũ khí đó. Sự thật đã nói lên như thế.
Βάο « Đời sống mới », số 19, ngày 13 tháng Bảy 1906
Ký tên: Cô-ba
Nhận xét
Đăng nhận xét