Nghị quyết về các cuốn lược sử, 27 tháng Một 1936
Để theo kịp ý nghĩa ngày càng to lớn của việc dạy môn lịch sử trong các trường học ở nước ta, Hội đồng Dân uỷ Liên Xô và Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản, từ ngày 16 tháng 5 năm 1934, đã xây dựng và công bố nghị quyết sau - “Về giảng dạy lịch sử trong trường học Liên Xô”. Trong nghị quyết này, Hội đồng Dân uỷ và Ban Chấp hành Trung ương Đảng nêu rõ rằng việc giảng dạy lịch sử trong các trường học ở nước ta là chưa đạt yêu cầu. Hội đồng Dân uỷ và Ban Chấp hành Trung ương Đảng xác định lỗi chính của các cuốn lược sử và cách giảng dạy môn này là do chúng đầy các đặc điểm trừu tượng và xa lạ: 'Thay vì dạy lịch sử một cách sinh động và thực tế bằng việc chỉ ra các sự kiện chính, các thành tựu theo trình tự thời gian và xác định vai trò của các nhà lãnh đạo, chúng ta giới thiệu cho các em học sinh một số định nghĩa trừu tượng về các hệ thống xã hội hoặc kinh tế, do đó mà tính sinh động của lịch sử được thay bằng bằng sơ đồ xã hội học trừu tượng '. (Trích quyết định của Hội đồng Dân uỷ và Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 16 tháng 5 năm 1934).
Hội đồng Dân uỷ và Ủy ban trung ương chỉ rõ rằng 'học sinh không thể học được gì từ các bài lịch sử không theo trình tự thời gian của các sự kiện, bao gồm những nhân vật hàng đầu và các ngày quan trọng. Chỉ có học lịch sử theo cách ấy thì mới có thể tiếp cận, hiểu được và cụ thể hóa những tư liệu lịch sử chính yếu để phân tích, tổng hợp các sự kiện lịch sử và có thể hướng học sinh hiểu lịch sử theo các quan điểm của chủ nghĩa Marx'
Vì vậy, quyết định chuẩn bị cho tháng 6 năm 1935, những cuốn lược sử như sau:
a) Lịch sử cổ đại.
b) Lịch sử trung đại.
c) Lịch sử cận đại.
d) Lịch sử Liên Xô.
e) Lịch sử các nước phụ thuộc và thuộc địa hiện đại.
Hội đồng Dân uỷ và Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định thành lập năm tổ chịu trách nhiệm biên soạn sách giáo khoa mới, và xác định thành viên của mỗi tổ.
Ngày 9 tháng 6 năm 1934, Ủy ban Trung ương và Hội đồng Dân uỷ quyết định đưa vào các trường tiểu học và khối đầu tiên của trường trung học một khóa học căn bản về lịch sử Liên bang Xô Viết, và đã tổ chức một số nhóm phụ trách về cấu trúc của các cuốn tóm tắt về lịch sử của Liên Xô
Vào ngày 14 tháng 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản và Hội đồng Dân uỷ đã thông qua nhận xét của các đồng chí Stalin, Kirov và Zdanov về phần tổng kết của những cuốn tóm tắt mới của 'Lịch sử Liên Xô' và của 'Lịch sử hiện đại'.
Trong những nhận xét này, tất cả phần tổng kết đã được đưa ra để kiểm tra chi tiết và bị phê bình nghiêm khắc. Và phải khẳng định rằng cái mà tôi mong muốn nhất là phần tổng kết của cuốn “Lịch sử Liên Xô”, trong đó có rất nhiều cái phản khoa học và thô thiển nếu nhìn dưới quan điểm của chủ nghĩa Marx và biểu hiện một sự cẩu thả đặc biệt mà không thể chấp nhận được trong việc làm ra các cuốn lược sử trong đó 'mỗi lời nói, mỗi quan điểm, đều nhấn mạnh thái quá'. Mặc dù ít hơn, nhưng những sai sót trong phần tổng kết cuốn tóm tắt 'Lịch sử cận đại' cũng quan trọng không kém.
Nhận xét của các đồng chí Stalin, Kirov và Zdanov đã nêu lên một cách thấu đáo rằng cần phải chỉnh sửa những như thế nào về phần tổng kết của các cuốn lược sử. Hội đồng Dân uỷ Liên Xô và Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản có nghĩa vụ xây dựng một cách tổng thể và khắc phục những khuyết điểm như đã chỉ ra ở trên. Những cuốn được nhiều người chào đón nhất là cuốn sách tóm tắt về 'Lịch sử Liên Xô' được trình bày bởi nhóm của Giáo sư Vanag cũng như cuốn sách hướng dẫn đọc hiểu cuốn tóm tắt về 'Lịch sử Liên Xô' để sử dụng trong các trường tiểu học, được trình bày bởi các nhóm của Mintz và Lozinsky. Thực tế là các tác giả của những cuốn sách lược sử này tiếp tục bảo vệ những quan niệm và nguyên lý lịch sử đã bị Đảng lên án nhiều lần, trong đó, sự thiếu sót rõ ràng là từ những quan niệm và nguyên lý dựa trên những sai sót mà Pokrovsky đã biết rõ, Hội đồng Dân uỷ không thể hiểu bất cứ điều gì khác hơn khi xem đây là bằng chứng cho thấy rằng một bộ phận các nhà sử học của chúng ta, đặc biệt là các nhà sử học Liên Xô, vẫn kiên trì các quan niệm từ khoa học lịch sử chống chủ nghĩa Marx-Lenin, về cơ bản là phản khoa học và phủ nhận lịch sử. Hội đồng Dân uỷ và Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản nhấn mạnh rằng những khuynh hướng có hại này và những nỗ lực loại bỏ lịch sử như một môn khoa học được lên kế hoạch một cách có chủ ý; nhất định có liên quan đến việc một số nhà sử học của chúng ta có quan niệm lịch sử sai lầm, được gọi là 'trường học lịch sử của Pokrovsky.' Hội đồng Dân uỷ và Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản kiên quyết ra lệnh dẹp bỏ những thứ lý luận tai hại này, xem là điều không thể thiếu đối với việc biên soạn các cuốn sách lược sử cũng như đối với sự phát triển của khoa học lịch sử Marxist-Leninist, và đối với sự giảng dạy lịch sử ở Liên Xô - việc rất quan trọng trong mục tiêu của Nhà nước và Đảng ta, đối với sự dạy dỗ của các thế hệ trẻ.
Vì vậy, Hội đồng Dân uỷ và Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản đã quyết định thành lập - để kiểm tra và cải cách triệt để, trong trường hợp cần thiết, sẽ thay đổi và sửa lại các cuốn sách lược sử đã được viết - một ủy ban gồm các đồng chí Zdanov (Chủ tịch), Radek, Svadindze, Gorin, Lukin, Jakoblev, Bystrjansky, Zatonsky, Faizulla, Khodjav, Bauman, Budnov, Bukharin. Ủy ban này có quyền tổ chức các nhóm để kiểm tra từng cuốn lược và mở một cuộc tranh luận về cấu trúc của những cuốn nào mà Ủy ban quyết định là sẽ cần phải viết lại.
Hội đồng Dân uỷ và Ủy ban Trung ương quyết định công bố trên báo chí những nhận xét của các đồng chí Stalin, Kirov và Zdanov cũng như các tài liệu khác liên quan đến vấn đề này.
Chủ tịch Hội đồng Dân uỷ Liên Xô.
V. M. MOLOTOV
Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
J. STALIN
Pravda
27 tháng 1 năm 1936
Ngo Phat dịch
Nhận xét
Đăng nhận xét