Nói vắn tắt về những sự bất đồng trong Đảng, tháng Năm 1905
« Đảng dân chủ - xã hội là sự kết hợp phong trào công nhân với chủ nghĩa xã hội ». Các Cau-ski
Họ thật là quá quấy rầy, « những người men-sê-vích » ở ta ! Tôi muốn nói đến « những người men-sê-vích » ở Ti-phơ-lít-xơ. Nghe phong phanh về những sự bất đồng trong đảng, thế là họ lặp lại: dù muốn hay không, bất cứ ở đâu, chúng tôi sẽ nói đến những sự bất đồng đó, và chúng tôi sẽ nói mãi ; dù muốn hay không, trong mọi trường hợp chúng tôi đều đả kích « những người bôn-sê-vích » ! Và họ đả kích chúng ta như là những người bị quỷ ám. Ở khắp các ngả đường, giữa họ với nhau hay trước những người lạ, tóm lại bất cứ ở đâu, họ đều hò hét lên có mỗi một điều: hãy coi chừng « phái đa số », những người đó không phải là người của chúng ta, những người đó không đáng tin ! Không hài lòng với phạm vi hoạt động « thường lệ » của mình, họ đã đem « sự việc » đó vào các sách báo công khai và do đó, họ đã một lần nữa tỏ cho thế giới thấy sự quấy rầy. của họ.
« Phái đa số » bị kết tội về cái gì ? Tại sao « phái thiểu số » ở ta lại « nổi giận » đến thế ?
Chúng ta hãy hỏi lịch sử.
-------------------
« Phái đa số » và « phái thiểu số » xuất hiện lần đầu tiên ở đại hội đảng lần thứ hai (năm 1903). Đó là đại hội có nhiệm vụ thống nhất những lực lượng phân tán của chúng ta thành một đảng duy nhất, một đảng hùng mạnh. Chúng ta, những chiến sĩ của đảng, chúng ta đặt những hy vọng lớn lao vào đại hội ấy. Chúng ta vui mừng reo lên: thế là chúng ta sẽ có thể được tập hợp vào một đảng duy nhất, chúng ta sẽ có thể hoạt động theo một kế hoạch chung !... Chắc chắn là sự hoạt động của chúng ta đã có rồi, nhưng nó tản mạn và vô tổ chức. Chắc chắn là chúng ta đã có ý định thống nhất nhau lại và chính vì thế mà chúng ta đã triệu tập đại hội đảng lần thứ nhất (năm 1898) ; bề ngoài thì « sự thống nhất » của chúng ta đã có, nhưng sự thống nhất đó chỉ mới có trên lời nói: đảng vẫn bị phân chia thành nhiều nhóm riêng biệt, lực lượng của đảng luôn luôn tản mạn, cần phải được tập hợp lại. Và đây, đại hội đảng lần thứ hai phải tập hợp những lực lượng tản mạn, gắn liền những lực lượng đó lại. Chúng ta phải thành lập một đảng duy nhất.
Nhưng thực tế đã tỏ rõ ràng, trên một mức độ nào đó, chúng ta hy vọng quá sớm. Đại hội đã không thể đem lại cho chúng ta một đảng duy nhất và không thể phân chia được ; nó chỉ đặt được những cơ sở mà thôi. Ngược lại, đại hội đó đã cho chúng ta thấy trong đảng có hai xu hướng: xu hướng của báo Tia lửa (đây là Tia lửa cũ của Lê-nin) và xu hướng của những người thù địch với nó. Do đó, đại hội chia làm hai bộ phận : « phái đa số » và « phái thiểu số ». Phái trên tán thành xu hướng của báo Tia lửa và tập hợp xung quanh nó ; phái sau, thù địch với phái Tia lửa, tán thành lập trường ngược lại.
Vì thế, báo Tia lửa trở thành lá cờ của « phái đa số » trong đảng, và lập trường của nó là lập trường của « phái đa số ».
Tia lửa đã đi theo con đường nào, nó bảo vệ cái gì ? Muốn hiểu điều đó thì phải biết tờ Tia lửa đã xuất hiện trong lịch sử trong những điều kiện nào.
Tia lửa bắt đầu xuất bản vào tháng Chạp 1900. Chính là vào thời kỳ xuất hiện sự khủng hoảng trong công nghiệp Nga. Dần dần, sự thịnh vượng trong công nghiệp, theo sau là một loạt cuộc bãi công có tính chất phường hội (1896–1898), đã nhường chỗ cho khủng hoảng. Khủng hoảng ngày càng trầm trọng và trở thành một trở ngại đối với những cuộc bãi công có tính chất phường hội. Tuy nhiên, phong trào công nhân đã mở được một con đường và tiếp tục tiến lên: những con suối nhỏ đã hỗn hợp lại để tạo thành chỉ một dòng thác mà thôi, phong trào đã có màu sắc giai cấp và dần dần đi vào con đường đấu tranh chính trị. Phong trào công nhân lớn lên nhanh chóng lạ kỳ... Nhưng không có đội tiền phong, một đảng dân chủ - xã hội có khả năng đem lại cho phong trào đó cái ý thức xã hội chủ nghĩa, kết hợp phong trào đó với chủ nghĩa xã hội và do đó khiến cho cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản có tính chất dân chủ - xã hội.
Vậy « những người dân chủ - xã hội » của lúc đó (người ta gọi họ là « những người kinh tế chủ nghĩa ») đã làm gì ? Họ sùng bái phong trào tự phát và lặp lại một cách vô tư, ý thức xã hội chủ nghĩa không cần thiết lắm đối với phong trào công nhân, nó sẽ đạt được mục đích của nó một cách tốt đẹp mà không cần đến ý thức đó ; điều chủ yếu chính là bản thân phong trào. Phong trào là tất cả, ý thức là chuyện nhỏ nhặt. Một phong trào không cần chủ nghĩa xã hội, đó là điều mà họ hướng tới.
Trong trường hợp đó, Đảng dân chủ - xã hội Nga sẽ đảm nhiệm vai trò gì? Họ khẳng định: vai trò công cụ ngoan ngoãn của phong trào tự phát. Việc đem lại ý thức xã hội chủ nghĩa cho phong trào công nhân không phải là của chúng ta, việc cầm đầu phong trào đó không phải là phận sự của chúng ta: như thế sẽ là cưỡng bức phong trào một cách vô ích ; phận sự của chúng ta chỉ là chăm chú theo dõi phong trào và ghi lại một cách chính xác cái gì đã diễn ra trong đời sống xã hội, chúng ta phải theo đuổi phong trào tự phát. Tóm lại người ta trình bày phái dân chủ - xã hội như là một sức nặng vô ích trong phong trào.
Ai không thừa nhận chủ nghĩa dân chủ - xã hội thì cũng không nên thừa nhận đảng dân chủ - xã hội. Bởi thế cho nên « những người kinh tế chủ nghĩa » lặp lại một cách rất ngoan cố rằng sự tồn tại của một chính đảng của giai cấp vô sản là điều không thể có được Nga. Hãy để cho phái tự do chăm lo đến đấu tranh chính trị: điều đó hợp với họ hơn, những người kinh tế chủ nghĩa nói như vậy. Thế còn chúng ta, những người dân chủ - xã hội, chúng ta phải làm gì ? Chúng ta phải sống như trước kia, dưới hình thức những tiểu tổ riêng biệt và hoạt động lẻ loi, mỗi người mỗi nơi.
Họ nói : Không phải Đảng mà là một tiểu tổ !
Cho nên một mặt thì phong trào công nhân lớn lên và cần có một đội tiền phong đề lãnh đạo nó ; và mặt khác, « phái dân chủ - xã hội » mà hiện thân là « những người kinh tế chủ nghĩa », lẽ ra phải cầm đầu phong trào, thì lại lẩn tránh và theo đuôi phong trào.
Phải lớn tiếng tuyên bố rằng phong trào công nhân tự phát mà không có chủ nghĩa xã hội thì chỉ là một sự mò mẫm trong đêm tối mà thôi, có thể một ngày kia sự mò mẫm đó sẽ đạt được tới đích, nhưng người ta không biết đến bao giờ và phải chịu bao nhiêu đau khổ mới đạt tới ; rằng bởi vậy cho nên ý thức xã hội chủ nghĩa có một tầm quan trọng rất lớn đối với phong trào công nhân.
Cũng phải nói rằng phái dân chủ - xã hội, hiện thân của ý thức đó, có nhiệm vụ đem ý thức xã hội chủ nghĩa đến cho phong trào công nhân, luôn luôn cầm đầu phong trào, chứ không phải đứng ngoài nhìn phong trào công nhân tự phát, theo đuôi nó.
Mặt khác phải nêu lên cái ý kiến này là Đảng dân chủ - xã hội Nga rõ ràng có nhiệm vụ tập hợp những đội ngũ tiền phong khác nhau của giai cấp vô sản lại, nhóm họ lại thành một đảng thống nhất và do đó vĩnh viễn chấm dứt tình trạng hỗn loạn trong đảng.
Và chính tờ Tia lửa đã đề cập đến việc khởi thảo những vấn đề đó.
Báo đó tuyên bố trong bài báo có tính chất cương lĩnh như sau (xem Tia lửa số 1): « Đảng dân chủ - xã hội là sự kết hợp phong trào công nhân với chủ nghĩa xã hội ». Nghĩa là một phong trào mà không có chủ nghĩa xã hội, hoặc một chủ nghĩa xã hội tách rời khỏi phong trào, đều là những hiện tượng không đáng mong muốn, và đảng dân chủ - xã hội phải đấu tranh chống những hiện tượng đó. Và vì « những người kinh tế chủ nghĩa » và « nhóm Sự nghiệp công nhân » đã khuất phục trước phong trào tự phát nên họ giảm bớt tầm quan trọng của chủ nghĩa xã hội; tờ Tia lửa đã báo cho biết rằng « tách khỏi đảng dân chủ - xã hội thì nhất định phong trào công nhân trở nên nhỏ yếu và tầm thường » . Bởi vậy « đảng dân chủ - xã hội có nhiệm vụ « chỉ cho phong trào đó thấy mục đích cuối cùng của nó, những nhiệm vụ chính trị của nó, bảo vệ tính độc lập về chính trị và tư tưởng của nó ».
Những nhiệm vụ của Đảng dân chủ - xã hội Nga là gì ? « Do đó – tờ Tia lửa viết tiếp - tất nhiên nhiệm vụ mà Đảng dân chủ - xã hội Nga phải thực hiện là: làm cho những tư tưởng xã hội chủ nghĩa và ý thức chính trị thâm nhập vào quần chúng của giai cấp vô sản và tổ chức một đảng cách mạng liên hệ chặt chẽ với phong trào tự phát của công nhân », - tức là đảng đó phải luôn luôn đứng đầu phong trào và nhiệm vụ thứ nhất của nó là đoàn kết những lực lượng dân chủ - xã hội trong phong trào công nhân thành một đảng thống nhất.
Ban biên tập tờ Tia lửa (Pơ-lê-kha-nốp, Ác-xen-rốt, Da-xu-lít-xơ, Mác-tốp, Sta-rô-ve và Lê-nin) giải thích duyên do bản cương lĩnh của mình như thế đó.
Liệu tờ Tia lửa có thực hiện được cương lĩnh đẹp đẽ đó không ?
Mọi người đều biết nó đã áp dụng những tư tưởng rất quan trọng đó với một lòng hy sinh to lớn biết bao.. Chính điều đó đã được đại hội đảng lần thứ hai chứng tỏ rõ ràng, đại hội đó đã thừa nhận tờ Tia lửa là cơ quan trung ương của đảng với một đa số là 35 phiếu.
Há chẳng đáng buồn cười sao khi thấy, sau đó, một số người, mạo xưng là mác-xít, lại đi « phá hủy » tờ Tia lửa cũ !
Tờ Người dân chủ - xã hội men-sê-vích viết về tờ Tia lửa như sau :
« Lẽ ra nó (Tia lửa) phải phân tích những tư tưởng của « chủ nghĩa kinh tế », loại trừ những tư tưởng sai lầm của nó, tán thành những tư tưởng đúng và làm cho nó đi theo một hướng mới... Nhưng hoàn toàn không phải như thế. Cuộc đấu tranh chống « chủ nghĩa kinh tế » rơi vào một thái cực khác ; người ta hạ thấp cuộc đấu tranh kinh tế, người ta tỏ thái độ khinh thường đối với nó và người ta dành ưu tiên cho cuộc đấu tranh chính trị. Chính trị không có kinh tế (có lẽ là : « không có kinh tế học » ), đó là xu hướng mới » (xem người dân chủ - xã hội số 1, « Đa số hay thiểu số ? »).
Nhưng ở đâu, lúc nào, ở nước nào đã xảy ra tất cả những điều đó hở « nhà phê bình » đáng kính ? Pơ-lê-kha-nốp, Ác-xen-rốt, Đa-xu-lít-sơ, Mác-tốp, Sta-rô-ve đã làm gì ? Tại sao họ đã không đưa tờ Tia lửa đi vào con đường « chân lý » ? Há chẳng phải họ chiếm đa số trong ban biên tập hay sao ? Còn bản thân anh, cho đến nay anh ở đâu, hỡi người bạn rất đáng kính ? Tại sao anh không can ngăn đại hội đảng lần thứ hai ? Như thế có lẽ đại hội đã không công nhận tờ Tia lửa là cơ quan trung ương.
Nhưng chúng ta hãy để « nhà phê bình » lại đó đã. Sự thật là tờ Tia lửa đã ghi rõ lúc đó « những vấn đề thời sự » là gì ; nó đã đi vào con đường mà tôi đã nói ở trên và nó đã thi hành cương lĩnh của nó với một lòng hy sinh quên mình.
Trong tác phẩm tuyệt diệu Làm gì ? của Người, Lê-nin đã định nghĩa lập trường của tờ Tia lửa một cách rõ ràng hơn và một cách có chứng cứ hơn.
Chúng ta hãy nói về cuốn sách đó,
« Những người kinh tế chủ nghĩa » đã khuất phục trước phong trào tự phát , nhưng ai lại không biết rằng phong trào tự phát là một phong trào không có chủ nghĩa xã hội, rằng đó « là chủ nghĩa công liên » , thứ chủ nghĩa không muốn nhìn thấy cái gì khác ngoài khuôn khổ chủ nghĩa tư bản ? Ai lại không biết rằng một phong trào công nhân mà không có chủ nghĩa xã hội thì chỉ có thể dẫm chân tại chỗ, trong khuôn khổ chủ nghĩa tư bản, lang thang mò mẫm xung quanh quyền sở hữu tư nhân; có lẽ một ngày nào đó, phong trào đó sẽ đi tới cách mạng xã hội, nhưng người ta không biết đến bao giờ và phải chịu những sự đau khổ như thế nào mới đạt được đến đó ? Liệu công nhân có bàng quang với việc đi vào « Đất thánh » một ngày gần đây hay là sau một thời gian lâu dài, bằng con đường dễ dàng hay bằng con đường gian khổ, không ? Rõ ràng là ai tán dương phong trào tự phát và khuất phục trước phong trào đó thì dù muốn hay không người đó cũng đào một hố sâu chia cách giữa chủ nghĩa xã hội và phong trào công nhân, giảm bớt tầm quan trọng của hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, gạt bỏ tư tưởng đó ra khỏi cuộc sống và, dù muốn hay không, cũng khiến công nhân phải phục tùng hệ tư tưởng tư sản, vì người đó không hiểu rằng « đảng dân chủ-xã hội là sự kết hợp phong trào công nhân với chủ nghĩa xã hội* » [Cau-ski: Cương lĩnh Ec-phuya] , rằng « mọi sự sùng bái tính tự phát của phong trào công nhân, mọi việc coi nhẹ vai trò của yếu tố tự giác », coi nhẹ vai trò của đảng dân chủ-xã hội thì - dù người ta muốn hay không muốn, cũng thế, - đều có nghĩa là tăng cường ảnh hưởng của hệ tư tưởng tư sản đối với công nhân »** [Lenin: Làm gì?].
Chúng ta hãy nói cụ thể hơn. Ngày nay chỉ có thể có hai hệ tư tưởng : hệ tư tưởng từ sản và hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Điều khác nhau giữa hai hệ tư tưởng đó là hệ tư tưởng thứ nhất, tức là hệ tư tưởng tư sản thì cũ hơn nhiều, phổ biến hơn nhiều và ăn sâu vào đời sống hơn nhiều so với hệ tư tưởng thứ hai ; bất cứ ở đâu và thường xuyên, trong ngoại cảnh và trong cảnh ngộ của bản thân mình, người ta đều đụng phải những quan niệm tư sản, còn hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa thì chỉ mới ở những bước đầu, chỉ mới mở ra một con đường mà thôi. Không cần phải nói rằng về vấn đề truyền bá tư tưởng thì hệ tư tưởng tư sản, tức là ý thức công liên chủ nghĩa, lan rộng dễ dàng nhiều hơn và thấm sâu vào phong trào công nhân tự phát nhiều hơn là hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa còn ở những bước đầu. Điều đó lại càng đúng hơn vì bản thân phong trào tự phát – phong trào mà không có chủ nghĩa xã hội, - « đã đưa đến chỗ làm phong trào ấy lệ thuộc vào hệ tư tưởng tư sản » ***[Lenin: Làm gì?]. Vậy mà sự lệ thuộc đó vào hệ tư tưởng tư sản lại có nghĩa là loại trừ hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, vì hai hệ tư tưởng đó phủ định lẫn nhau.
Sao thế ? .. người ta sẽ hỏi chúng ta, giai cấp công nhân không bị thu hút theo chủ nghĩa xã hội ? Có, nó có bị thu hút theo chủ nghĩa xã hội. Nếu không thì tác động của đảng dân chủ - xã hội sẽ chẳng có ích lợi gì cả. Nhưng quả thật có một sự thu hút khác đang chống lại và cản trở sự thu hút theo chủ nghĩa xã hội: sự thu hút của hệ tư tưởng tư sản.
Tôi vừa nói rằng đời sống xã hội của chúng ta bị tiêm nhiễm những tư tưởng tư sản, cho nên truyền bá hệ tư tưởng tư sản, dễ dàng hơn nhiều so với truyền bá hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Không nên quên rằng trong thời gian đó, những nhà tư tưởng tư sản không nằm im đâu ; họ đội lốt những người xã hội chủ nghĩa theo cách của họ và cố gắng không mệt mỏi trong việc làm cho giai cấp công nhân lệ thuộc vào hệ tư tưởng tư sản. Nếu lại đến lượt những người dân chủ - xã hội theo gương « những người kinh tế chủ nghĩa » mà ngẩn ngơ và theo đuổi phong trào tự phát ( phong trào công nhân là phong trào tự phát một khi đảng dân chủ - xã hội có thái độ như thế), thì dĩ nhiên phong trào công nhân tự phát sẽ đi theo con đường quen thuộc đó và sẽ lệ thuộc vào hệ tư tưởng tư sản, cho đến khi mà cứ mò mẫm và chịu đau khổ mãi, phong trào đó sẽ phải đoạn tuyệt với hệ tư tưởng tư sản và lao vào cuộc cách mạng xã hội.
Đó là cái gọi là sự thu hút của hệ tư tưởng tư sản Chúng ta hãy nghe Lê-nin viết:
« Giai cấp công nhân hướng theo chủ nghĩa xã hội một cách tự phát, nhưng hệ tư tưởng tư sản phổ biến nhất (và luôn luôn sống lại dưới những hình thức rất khác nhau) vẫn còn là hệ tư tưởng chi phối người ta, nhất là công nhân, một cách tự phát »*[Lenin: Làm gì?]. Chính vì thế nên phong trào công nhân tự phát, - chừng nào phong trào đó còn tự phát, còn chưa kết hợp với ý thức xã hội chủ nghĩa, thì vẫn bị lệ thuộc vào hệ tư tưởng tư sản và có chiều hướng dẫn đến sự lệ thuộc đó**[Lenin: Làm gì?]. Nếu không như thế thì sự phê phán dân chủ - xã hội, sự tuyên truyền dân chủ - xã hội sẽ là vô ích chăng và « sự kết hợp phong trào công nhân với chủ nghĩa xã hội » cũng sẽ vô ích chăng.
Đảng dân chủ - xã hội có nhiệm vụ đấu tranh chống lại sự thu hút theo hệ tư tưởng tư sản đó và tạo điều kiện dễ dàng cho một sự thu hút khác, sự thu hút theo chủ nghĩa xã hội. Đúng thế, một ngày kia, sau một thời gian dài mò mẫm và chịu đau khổ, phong trào tự phát, ngay cả trong trường hợp không được đảng dân chủ - xã hội giúp đỡ, cũng sẽ đạt được tới đích, cũng sẽ đứng trước ngưỡng của cách mạng xã hội, vì « giai cấp công nhân hướng theo chủ nghĩa xã hội một cách tự phát »***[Lenin: Làm gì?] Nhưng từ nay đến ngày đó thì có thái độ như thế nào, làm gì trong khi chờ đợi ? Khoanh tay như « những người kinh tế chủ nghĩa », và mặc cho bọn Stơ-ru-ve và bọn Du-ba-tốp muốn làm gì thì làm ư ? Cự tuyệt đảng dân chủ - xã hội và do đó làm cho sự thống trị của hệ tư tưởng tư sản, có tính chất công liên chủ nghĩa, được dễ dàng ư ? Quên chủ nghĩa Mác và không « kết hợp chủ nghĩa xã hội với phong trào công nhân » ư ?
Không ! Đảng dân chủ - xã hội là đội tiên phong của giai cấp vô sản*[Mác: Tuyên ngôn], và nó có nhiệm vụ luôn luôn đi đầu giai cấp đó ; nó có nhiệm vụ « đưa phong trào công nhân ra khỏi khuynh hướng tự phát ấy của chủ nghĩa công liên, khuynh hướng muốn nấp dưới cánh giai cấp tư sản và lôi kéo phong trào công nhân về dưới cánh của đảng dân chủ - xã hội cách mạng » **[Lenin: Làm gì?]. Nhiệm vụ của đảng dân chủ - xã hội là làm cho ý thức xã hội chủ nghĩa thâm nhập vào phong trào công nhân tự phát, là kết hợp phong trào công nhân với chủ nghĩa xã hội, và do đó mà đem lại cho cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản cái tính chất dân chủ - xã hội.
Người ta nói rằng ở một số nước, giai cấp công nhân đã tự thảo ra một hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa (chủ nghĩa xã hội khoa học) và bản thân nó cũng sẽ tự thảo ra một hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa ở các nước khác : vậy thì hoàn toàn không cần thiết phải đem ý thức xã hội chủ nghĩa từ ngoài vào phong trào công nhân. Nhưng chính đó là một sai lầm sâu sắc. Muốn thảo ra chủ nghĩa xã hội khoa học thì phải đứng trên đỉnh cao nhất của khoa học, phải được vũ trang bằng những kiến thức khoa học và phải biết phân tích đến nơi đến chốn những quy luật của sự phát triển lịch sử. Thế mà giai cấp công nhân, chừng nào còn là giai cấp công nhân, thì vẫn chưa có khả năng đứng trên đỉnh cao của khoa học, chưa có khả năng làm cho khoa học tiến lên và phân tích một cách khoa học những quy luật lịch sử : nó không có thì giờ và cũng không có cả biện pháp nữa. Chủ nghĩa xã hội khoa học « chỉ có thể xuất hiện trên cơ sở một kiến thức khoa học sâu sắc... » Cau-ski nói như thế đó. «... Vậy mà, người nắm được khoa học lại không phải là giai cấp vô sản, mà là giai cấp vô sản, mà là những người trí thức tư sản (do Cau-ski gạch dưới). Thật vậy, chính trong đầu óc của một vài người thuộc loại đó mà chủ nghĩa xã hội hiện đại đã sinh ra, và chính nhờ họ mà chủ nghĩa xã hội đã truyền đến những người vô sản phát triển nhất về mặt tri thức... »*[Lenin: Làm gì?].
Cho nên Lê-nin tuyên bố: tất cả những ai chịu khuất phục trước phong trào công nhân tự phát và những ai khoanh tay đứng xa mà nhìn phong trào ; tất cả những ai luôn luôn coi nhẹ vai trò của đảng dân chủ - xã hội và mặc cho bọn Stơ-ru-ve và bọn Du-ba-tốp muốn làm gì thì làm, đều hình dung rằng phong trào đó tự nó sẽ thảo ra chủ nghĩa xã hội khoa học. « Nhưng đó lại là một sai lầm nghiêm trọng » **[Lenin: Làm gì?]. Có người nghĩ rằng những công nhân Pê-téc-bua, những người đã bãi công trong những năm từ 1890 đến 1900, đã có được một ý thức dân chủ - xã hội, nhưng đó lại là một sai lầm nữa ! Ý thức đó, trước đây họ không có được « và không thể có được. Ý thức này (ý thức dân chủ - xã hội) chỉ có thể từ bên ngoài đưa đến cho họ. Lịch sử tất cả các nước chứng thực rằng, do lực lượng của riêng bản thân mình thì giai cấp công nhân chỉ có thể đi đến ý thức công liên chủ nghĩa ; tức là đi đến ý thức tin chắc rằng phải đoàn kết lại trong các công hội, phải đấu tranh chống bọn chủ, phải đòi hỏi chính phủ ban hành những luật này hay luật khác cần thiết cho công nhân, v.v.. Còn học thuyết xã hội chủ nghĩa thì nó phát sinh từ các lý thuyết triết học, lịch sử, kinh tế, do những người đại diện có học thức của giai cấp hữu sản, những phần tử trí thức, đã thảo ra. Mác và Ăng-ghen, những người sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học hiện đại, do địa vị xã hội của các ông, nên chính bản thân các ông cũng là những trí thức tư sản »*[Lenin: Làm gì?]. Tất nhiên, – Lê-nin nói tiếp – không phải như thế nghĩa là « công nhân không tham gia việc khởi thảo đó. Nhưng họ không tham gia với tư cách là công nhân, mà tham gia với tư cách là những nhà lý luận về chủ nghĩa xã hội, như những Pa-ru-đông, Vai-tơ-linh (trước đây cả hai đều là công nhân); nói một cách khác, họ chỉ tham gia trong chừng mực là họ đã đi đến chỗ đạt được những tri thức ít nhiều đầy đủ trong thời đại của họ, và họ đã đẩy được những tri thức đó tiến lên »**[Lenin: Làm gì?].
Tất cả những điều đó, người ta có thể hình dung chúng gần giống như thế này. Có một chế độ tư bản chủ nghĩa. Có công nhân và có bọn chủ. Giữa họ với nhau là cuộc đấu tranh. Người ta còn chưa thấy chủ nghĩa xã hội khoa học ở đâu cả. Chủ nghĩa đó chưa được đề cập tới. Nhưng công nhân đã đấu tranh rồi... Đúng, công nhân đang đấu tranh. Nhưng họ đấu tranh riêng rẽ chống lại bọn chủ của họ, họ vấp phải bọn chức trách địa phương ; ở kia họ tổ chức bãi công, ở đây họ tham gia các cuộc mít tinh và biểu tình ; ở kia họ đòi quyền lợi ở các nhà chức trách, ở đây là cuộc tẩy chay ; người này nói đến đấu tranh chính trị, người khác nói đến đấu tranh kinh tế, v.v... Tuy nhiên, như thế vẫn chưa có nghĩa là công nhân đã có một ý thức dân chủ - xã hội ; như thế vẫn chưa có nghĩa là phong trào của họ định đánh đổ chế độ tư bản chủ nghĩa, chưa có nghĩa là họ cũng đã tin chắc vào sự lật đổ chủ nghĩa tư bản, vào sự thành lập chế độ xã hội chủ nghĩa như là họ tin chắc rằng mặt trời tất yếu phải mọc lên; chưa có nghĩa là họ đã coi việc giành được quyền thống trị về chính trị (chuyên chính vô sản) là một biện pháp cốt yếu để làm cho chủ nghĩa xã hội đạt tới thắng lợi, v.v...
Trong lúc đó, khoa học tiến lên. Phong trào công nhân dần dần được sự chú ý của khoa học. Số đông các nhà bác học đã đi đến chỗ cho rằng phong trào công nhân là một cuộc nổi dậy của một số người điên cuồng không yên phận cần phải khuất phục bằng roi vọt. Những người khác thì cho rằng bổn phận của những người giàu có là ban cho những người nghèo vài mảnh vụn bánh mì, nói một cách khác, phong trào công nhân là phong trào của những kẻ ăn xin, mà mục đích là có được một sự bố thí. Và trong số hàng nghìn nhà bác học đó, có lẽ sẽ chỉ tìm thấy được một người khởi công nghiên cứu một cách khoa học phong trào công nhân, phân tích một cách khoa học toàn bộ đời sống xã hội, theo sát cuộc xung đột giai cấp, lắng nghe những tiếng kêu uất hận của giai cấp công nhân và cuối cùng chứng minh một cách khoa học bằng chế độ tư bản chủ nghĩa tuyệt nhiên không phải là một cái gì vĩnh cửu, chế độ đó cũng sẽ qua đi như chế độ phong kiến trước đây; sau nó nhất định sẽ tiếp đến sự phủ định của nó là chế độ xã hội chủ nghĩa, chế độ này chỉ có thể do giai cấp vô sản kiến lập nên kinh qua cuộc cách mạng xã hội. Tóm lại, chính đó là chủ nghĩa xã hội khoa học được sáng tạo ra.
Thật vậy, nếu không có chủ nghĩa tư bản, không có đấu tranh giai cấp, thì cũng sẽ không có chủ nghĩa xã hội khoa học. Nhưng có một điều cũng đúng là những nhà bác học đó không nhiều lắm, Mác và Ăng-ghen chẳng hạn, sẽ không sáng tạo ra được chủ nghĩa xã hội khoa học nếu hai ông không nắm được những tri thức khoa học.
Chủ nghĩa xã hội khoa học mà không có phong trào công nhân là gì ? Một kim chỉ nam bị bỏ không dùng đến chỉ có thể han rỉ, và chỉ để mà vứt bỏ đi thôi.
Phong trào công nhân mà không có chủ nghĩa xã hội là gì ? Một con tàu mà không có kim chỉ nam cuối cùng cũng sẽ tới được bờ bên kia, nhưng nếu nó có kim chi nam thì nó sẽ cập bến nhanh chóng hơn nhiều và ít nguy hiểm hơn.
Hãy kết hợp hai thứ đó lại, thế là các bạn sẽ có được một con tàu tốt phi thường đi thẳng tắp sang bờ bên kia và sẽ cập bến an toàn.
Hãy kết hợp phong trào công nhân với chủ nghĩa xã hội, thế là các bạn sẽ có một phong trào dân chủ - xã hội tiến thẳng tắp đến « Đất thánh ».
Bởi vậy, nhiệm vụ của đảng dân chủ ở xã hội (chứ không phải chỉ là của những người trí thức dân chủ - xã hội) là kết hợp chủ nghĩa xã hội với phong trào công nhân, đưa vào phong trào đó cái ý thức xã hội chủ nghĩa và do đó đem lại cho phong trào công nhân tự phát cái tính chất dân chủ ở xã hội.
Lê-nin nói như thế.
Một số người khẳng định rằng theo Lê-nin và « phái đa số » thì phong trào công nhân, nếu không gắn liền với hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, sẽ không đưa đến cuộc cách mạng xã hội được. Nhưng đó là một điều bịa đặt hoàn toàn, một điều bịa đặt của những kẻ ăn không ngồi rồi, một điều bịa đặt mà chỉ có những kẻ giả danh mác-xít như A-nơ mới có thể nghĩ ra được (xem « Một đảng là gì ? », tạp chí Người hành khách, số 6).
Lê-nin khẳng định dứt khoát rằng « giai cấp công nhân hướng theo chủ nghĩa xã hội một cách tự phát »*[Lenin: Làm gì?]; và nếu Người không nói nhiều về vấn đề đó, chính là vì Người cho rằng không cần thiết phải chứng minh điều đã được chứng minh khá đầy đủ. Vả lại, Lê-nin không hề định nghiên cứu phong trào tự phát , Người chỉ muốn chỉ ra cho các nhà công tác thực tế điều mà họ phải làm một cách tự giác.
Trong một đoạn khác, luận chiến với Mác-tốp, Lê-nin đã viết như sau :
« Đảng ta là người biểu hiện tự giác cho một quá trình không tự giác ». Thật đúng thế. Và chính vì thế mà người ta sẽ phạm sai lầm, nếu muốn cho « mỗi người tham gia bãi công » đều có thể tự xưng là đảng viên ; vì rằng nếu « mỗi cuộc bãi công » không phải chỉ đơn thuần là biểu hiện tự phát của một bản năng giai cấp mạnh mẽ và của cuộc đấu tranh giai cấp nhất định sẽ đưa đến cuộc cách mạng xã hội ; nếu « mỗi cuộc bãi công » đều là biểu hiện tự giác của quá trình đó, thì lúc đó... đảng ta... sẽ tức khắc tiêu diệt toàn bộ xã hội tư sån »*[Lenin: Một bước tiến hai bước lùi].
Như người ta đã thấy, theo Lê-nin thì cuộc đấu tranh giai cấp và những cuộc chiến đấu giai cấp không được gọi là dân chủ - xã hội cũng không vì thế mà không nhất thiết dẫn giai cấp công nhân đến cách mạng xã hội.
Nếu các bạn quan tâm đến ý kiến của những người đại diện khác của « phái đa số » thì xin hãy nghe kỹ. Một trong số những vị đó, đồng chí Gô-ri-no, đã nói như sau tại đại hội đảng lần thứ hai:
« Cái gì sẽ diễn ra nếu giai cấp vô sản bị bỏ mặc một mình nó ? Sẽ diễn ra một cái gì tương tự như cái đã xảy ra trước ngày cách mạng tư sản. Các nhà cách mạng tư sản trước kia không có một hệ tư tưởng khoa học nào cả. Tuy nhiên chế độ tư sản vẫn được sinh ra. Cố nhiên, giai cấp vô sản mà không có những nhà tư tưởng thì cuối cùng rồi sẽ hành động theo hướng cách mạng xã hội, nhưng một cách theo bản năng... Lại cũng theo bản năng, giai cấp vô sản sẽ thực hành chủ nghĩa xã hội, nhưng nó sẽ không có được lý thuyết xã hội chủ nghĩa. Quá trình sẽ chỉ diễn ra một cách chậm chạp và gian khổ hơn ».
Điều đó không cần giải thích nữa.
Cho nên phong trào công nhân tự phát, phong trào công nhân mà không có chủ nghĩa xã hội, nhất định thoái hóa và mang tính chất công liên chủ nghĩa : nó lệ thuộc vào hệ tư tưởng tư sản. Liệu người ta có thể kết luận được rằng chủ nghĩa xã hội là tất cả, còn phong trào công nhân thì không là cái gì cả, không ? Tất nhiên là không thể được! Chỉ có những nhà duy tâm chủ nghĩa mới nói như thế thôi. Một ngày kia, rất lâu về sau, sự phát triển kinh tế nhất định sẽ dẫn giai cấp công nhân đến cuộc cách mạng xã hội và do đó sẽ buộc giai cấp đó hoàn toàn đoạn tuyệt với hệ tư tưởng tư sản. Nhưng con đường đó sẽ rất dài và rất đau khổ.
Mặt khác, chủ nghĩa xã hội mà không có phong trào công nhân thì dù cho nó có sinh ra trên một cơ sở khoa học đến đâu đi nữa cũng vẫn là một câu nói suông và mất hết ý nghĩa quan trọng. Liệu người ta có thể kết luận được rằng phong trào là tất cả, còn chủ nghĩa xã hội thì không là cái gì cả, không ? Tất nhiên không thể được! Chỉ có những kẻ giả danh mác-xít mới lý luận như thế thôi ; đối với họ thì ý thức không có một giá trị gì cả vì bản thân đời sống xã hội sinh ra nó. Người ta có thể kết hợp chủ nghĩa xã hội với phong trào công nhân và như vậy sẽ biến chủ nghĩa đó từ câu nói suông thành vũ khí sắc bén.
Kết luận như thế nào ?
Kết luận là: phong trào công nhân phải được kết hợp với chủ nghĩa xã hội, hoạt động thực tiễn với tư duy lý luận phải sáp nhập với nhau và do đó đem lại cho phong trào công nhân tự phát cái tính chất dân chủ - xã hội, vì « đảng dân chủ - xã hội là sự kết hợp phong trào công nhân với chủ nghĩa xã hội »*[Cau-ski: Cương lĩnh Ec-phuya]. Lúc đó, chủ nghĩa xã hội, kết hợp với phong trào công nhân, sẽ từ câu nói suông trở thành một sức mạnh to lớn trong tay công nhân. Lúc đó, phong trào tự phát, trở thành phong trào dân chủ - xã hội, sẽ đi đúng đường và tiến những bước dài về hướng chế độ xã hội chủ nghĩa.
Bởi vậy, vai trò của Đảng dân chủ - xã hội Nga là gì ? Chúng ta phải làm gì ?
Nhiệm vụ của chúng ta, nhiệm vụ của đảng dân chủ - xã hội, là đưa phong trào tự phát của công nhân tránh khỏi con đường công liên chủ nghĩa và hướng nó vào con đường của đảng dân chủ - xã hội. Nhiệm vụ của chúng ta là đưa vào phong trào đó cái ý thức xã hội chủ nghĩa và thống nhất những lực lượng tiền phong của giai cấp công nhân thành một đảng tập trung. Nhiệm vụ của chúng ta là luôn luôn đi hàng đầu phong trào, đấu tranh không mệt mỏi chống lại tất cả những kẻ nào, thù địch hay « bạn hữu », sẽ phản đối công việc hoàn thành những nhiệm vụ đó.
Đó là đại để lập trường của « phái đa số ».
Lập trường của « phái đa số » không hề làm hài lòng « phái thiểu số » ở ta: lập trường đó, các bạn có thấy không, là « không mác-xít », nó « nói trái lại một cách căn bản » với chủ nghĩa mác-xít! Thật thế sao, các bạn đáng kính ? Vậy thì ở đâu, lúc nào, ở trên hành tinh nào ? Họ nói: hãy đọc những bài báo của chúng tôi, các bạn sẽ thấy là chúng tôi đúng. Được, chúng ta hãy đọc những bài đó xem.
Đây là bài « Một đảng là gì ? » (Xem tạp chí Người hành khách, số 6). Những lời kết tội mà « nhà phê bình » A-nơ đã buộc cho « phái đa số » trong đảng là gì ? « Họ (« phái đa số »)... tự xưng là đầu não của đảng... và đòi những người khác phải phục tùng... và để chứng minh cho thái độ của họ, họ đã đi đến chỗ bịa ra những lý thuyết mới, chẳng hạn như: quần chúng công nhân không thể tự bản thân họ hấp thụ (do tôi nhấn mạnh) được « những lý tưởng cao siêu », vân vân... »*[Tạp chí Người hành khách, số 6].
Vấn đề đặt ra hiện nay là : « phái đa số » có nêu lên, đã bao giờ nêu lên những « lý thuyết » như thế không ? Không bao giờ nêu lên như thế ở bất cứ đâu cả! Trái lại, người đại diện những ý kiến của « phái đa số », đồng chí Lê-nin, nói hết sức rõ rằng giai cấp công nhân hấp thụ rất dễ dàng « những lý tưởng cao siêu », giai cấp đó thấm nhuần rất dễ dàng chủ nghĩa xã hội. Xin hãy nghe :
« Người ta thường nói giai cấp công nhân hướng theo chủ nghĩa xã hội một cách tự phát. Điều đó hoàn toàn đúng ở chỗ lý luận xã hội chủ nghĩa xác định nguyên nhân những nỗi khổ của giai cấp công nhân một cách sâu sắc và đúng đắn hơn tất cả các lý luận khác ; bởi vậy công nhân hấp thụ lý luận xã hội chủ nghĩa rất dễ dàng » **[Lenin: Làm gì?].
Người ta thấy rằng, theo « phái đa số » thì công nhân hấp thụ dễ dàng « những lý tưởng cao siêu » mà người ta gọi là chủ nghĩa xã hội.
Nhưng vậy thì tại sao A-nơ lại suy luận ? A-nơ đã lấy ở đâu ra cái « phát kiến » kỳ cục đó của hắn. Thưa bạn đọc, chính là vì « nhà phê bình » A-nơ đã nhìn thấy một điều hoàn toàn khác. Hắn đã đọc một đoạn ở cuốn Làm gì ? trong đó Lê-nin, khi nói đến việc sáng tạo ra chủ nghĩa xã hội, đã khẳng định rằng giai cấp công nhân không thể tự bản thân mình sáng tạo ra được chủ nghĩa xã hội khoa học*. Các bạn sẽ hỏi: như thế nghĩa là gì ? Sáng tạo ra chủ nghĩa xã hội là một việc, hấp thụ chủ nghĩa xã hội lại là một việc khác. Tại sao A-nơ lại quên mất đoạn mà Lê-nin nói rất rõ về việc hấp thụ « những lý tưởng cao siêu » ? Bạn nói đúng, bạn đọc ạ, nhưng A-nơ làm thế nào được, nếu hắn ta rất ham thích chơi cái trò « phê phán » ? Bạn hãy nghĩ xem, thật là một chiến công anh dũng : tự mình bịa đặt ra một « lý thuyết », đem khoác nó vào cho kẻ địch đề sau đó có thể phá hủy kết quả của cái ý định ngông cuồng của bản thân mình. Đó là một bài bình luận! Dù sao thì cũng chắc chắn là A-nơ « đã không thể tự mình hấp thụ được » cuốn Làm gì ? của Lê-nin.
Bây giờ chúng ta hãy giở tờ báo lấy nhan đề là Người dân chủ - xã hội ra xem. Tác giả nói gì trong bài : « Đa số hay thiểu số ? » (Xem Người dân chủ - xã hội, số 1).
Sau khi đã lấy lại dũng khí của mình, tác giả liền rầm rộ khai chiến với Lê-nin, vì Lê-nin cho rằng « phong trào công nhân phát triển một cách tự nhiên (đáng lẽ phải nói : « một cách tự phát »), không phải theo hướng chủ nghĩa xã hội mà theo hướng hệ tư tưởng tư sản ». Tác giả, như người ta thấy, không hiểu rằng phong trào công nhân tự phát là phong trào không có chủ nghĩa xã hội (tác giả cứ việc chứng minh ngược lại như thế đi) ; thế mà một phong trào như thế tất yếu phải chịu hệ tư tưởng tư sản và công liên chủ nghĩa chi phối, phong trào đó bị lôi kéo theo hệ tư tưởng này, vì ngày nay chỉ có thể có hai hệ tư tưởng hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa và hệ tư tưởng tư sản ; và ở đâu mà thiếu cái thứ nhất thì cái thứ hai nhất định xuất hiện và thay thế cái thứ nhất (hãy chứng minh ngược lại đi!). Đúng, chính Lê-nin nói như thế đó. Nhưng Lê-nin lại không quên một khuynh hướng khác riêng của phong trào công nhân: khuynh hướng về chủ nghĩa xã hội, khuynh hướng này chỉ bị khuynh hướng theo hệ tư tưởng tư sản che lấp trong một thời gian nào đó thôi. Lê-nin nói rõ ràng rằng « giai cấp công nhân hướng về chủ nghĩa xã hội một cách tự phát »**[Lenin: Làm gì?], và Người nhìn nhận rất đúng rằng nhiệm vụ của đảng dân chủ - xã hội là đẩy nhanh sự thắng lợi của khuynh hướng đó bằng cách đấu tranh chống « những người kinh tế chủ nghĩa ». Như vậy thì, thưa « nhà phê phán » đáng kính, tại sao ngài lại không dẫn ra những lời nói đó của Lê-nin trong bài báo của ngài ? Phải chăng những lời nói ấy không phải của cùng một Lê-nin ? Lời nói ấy không có lợi cho ngài, có phải thế không ?
« Theo Lê-nin... người công nhân, do địa vị của nó (do tôi nhấn mạnh), là một người tư sản hơn là một người xã hội chủ nghĩa... »* [Người dân chủ - xã hội, số 1] - tác giả viết tiếp. Đó là một điều ngu dại mà tôi không ngờ được, ngay cả ở một tác giả như thế! Lê-nin có nói đến vấn đề địa vị của công nhân không ? Lê-nin có khẳng định rằng do địa vị của công nhân nên họ là một người tư sản không ? Kẻ ngu độn nào lại có thể khẳng định rằng do địa vị của công nhân nên họ là một người tư sản,- người công nhân không có tư liệu sản xuất và chỉ sống bằng bán sức lao động ? Không! Lê-nin nói hoàn toàn khác kia. Sự thật là do địa vị của tôi, tôi có thể là một người vô sản chứ không phải là một người tư sản, nhưng vì không có ý thức về địa vị của tôi, nên tôi chịu phục tùng hệ tư tưởng tư sản. Hiện nay chính là trường hợp của giai cấp công nhân. Và đó lại là điều rất khác.
Nói chung, tác giả thích tung ra những lời lông bông : hắn bộc phát bất thình lình, không suy nghĩ ! Cho nên hắn khăng khăng nhắc lại rằng « chủ nghĩa Lê-nin mâu thuẫn về căn bản với chủ nghĩa Mác »**[Người dân chủ - xã hội, số 1] ; hắn nhắc lại điều đó mà không hiểu rằng « ý kiến » đó sẽ dẫn hắn đến đâu. Hãy tạm cho rằng quả thật chủ nghĩa Lê-nin « mâu thuẫn về căn bản với chủ nghĩa Mác ». Và sau đó thì sao ? Từ đó sẽ đi đến kết luận gì ? Đến kết luận này: « Chủ nghĩa Lê-nin đã lôi kéo » tờ Tia lửa (tờ Tia lửa cũ) - tác giả không phủ nhận điều ấy - bởi vậy cả tờ Tia lửa nữa cũng « mâu thuẫn về căn bản với chủ nghĩa Mác ». Đại hội đảng lần thứ II, bằng một đa số 35 phiếu, đã thừa nhận tờ Tia lửa là Cơ quan trung ương của đảng và đã nhiệt liệt biểu dương những thành tích của tờ báo đó, bởi vậy đại hội đó, cương lĩnh và sách lược của nó « mâu thuẫn về căn bản với chủ nghĩa Mác »... Như thế chẳng phải là lố bịch sao, thưa bạn đọc ?
Tác giả vẫn còn tiếp tục : « Theo Lê-nin thì phong trào công nhân tự phát hướng đến chỗ liên hiệp với giai cấp tư sản... ». Đúng, đúng, chắc chắn là tác giả hướng đến chỗ liên kết với sự ngu xuẩn, và điều hết sức tốt là tác giả nên từ bỏ con đường đó đi.
Nhưng hãy để « nhà phê bình » lại đó. Chúng ta hãy trở lại với chủ nghĩa Mác.
« Nhà phê bình » đáng kính khăng khăng nhắc lại rằng lập trường của « phái đa số » và của người đại diện của phái đó là Lê-nin, mâu thuẫn về căn bản với chủ nghĩa Mác, vì theo tác giả thì Cau-ski, Mác và Ăngghen đều nói trái vớ i điều khẳng định của Lê-nin! Có thật thế không ? Hãy xem xét điều đó!
Tác giả cho chúng ta biết rằng « Cau-ski trong cuốn cương lĩnh Ec-phuya đã viết: « Quyền lợi của giai cấp vô sản và của giai cấp tư sản trái ngược nhau đến nỗi nguyện vọng của hai giai cấp đó không thể nào kết hợp với nhau trong một thời gian tương đối dài. Trong mỗi nước tư bản chủ nghĩa, việc giai cấp công nhân tham gia chính trị sớm muộn cũng sẽ đi đến chỗ giai cấp đó xa rời những đảng tư sản và đến chỗ thành lập một đảng công nhân độc lập » ».
Điều đó đi tới cái gì ? Chỉ đi tới điều này: quyền lợi của giai cấp tư sản và giai cấp vô sản mâu thuẫn nhau ; « sớm muộn » giai cấp vô sản sẽ tách khỏi giai cấp tư sản để thành lập một đảng công nhân độc lập (hãy nhớ kỹ là : một đảng công nhân, chứ không phải là một đảng công nhân dân chủ - xã hội). Tác giả đoán chừng rằng về điểm này Cau-ski khác với Lê-nin! Nhưng Lê-nin nói rằng sớm muộn giai cấp vô sản không những sẽ xa rời giai cấp tư sản mà lại còn sẽ hoàn thành cuộc cách mạng xã hội, nghĩa là sẽ lật đổ giai cấp tư sản* [Lê-nin:Một bước tiến, hai bước lùi]. Lê-nin còn nói thêm : nhiệm vụ của đảng dân chủ - xã hội là làm sao cho việc đó hoàn thành càng sớm càng tốt và hoàn thành một cách có ý thức. Phải, một cách có ý thức chứ không phải một cách tự phát vì chính cái ý thức đó là điều mà Lê-nin nói đến.
« … Ở đâu mà người ta đã đạt đến việc thành lập một đảng công nhân độc lập, - « nhà phê bình » nói tiếp khi trích dẫn cuốn sách của Cau-ski, - thì do một sự tất yếu tự nhiên, đảng đó sớm muộn phải hấp thụ những khuynh hướng xã hội chủ nghĩa, nếu ngay từ lúc đầu những khuynh hướng đó chưa được thâm nhập vào đảng đó, và cuối cùng trở thành một đảng công nhân xã hội chủ nghĩa, tức là một đảng dân chủ - xã hội » ** [Người dân chủ xã hội, số 1].
Như thế nghĩa là gì? Chỉ có nghĩa là: đảng công nhân sẽ hấp thụ những khuynh hướng xã hội chủ nghĩa. Lê-nin có phủ nhận điều đó không ? Hoàn toàn không! Lê-nin nói rõ rằng không những đảng công nhân mà toàn bộ giai cấp công nhân hấp thụ chủ nghĩa xã hội* [Lê-nin: Làm gì?]. Điều ngu xuẩn mà tờ Người dân chủ - xã hội và vị kiện tướng của nó bị ngập đến tận cổ trong sự dối trá, tuôn ra với chúng ta, là gì ? Tại sao lại tuôn ra tất cả những điều nhảm nhí đó ? Chẳng khác gì, như người ta nói, nghe một tiếng chuông mà không biết từ đâu đến. Đó là điều đã xảy ra đối với tác giả của chúng ta đang hoàn toàn bị rối mù.
Người ta thấy rằng trong trường hợp đó, giữa Lê-nin và Cau-ski không có một chút gì khác nhau cả. Ngược lại, tất cả những cái đó đều chứng minh đặc biệt rõ ràng sự ngu dại của tác giả.
Cau-ski có đưa ra cái gì có lợi cho lập trường của « phái đa số » không ? Cau-ski đã viết như thế này ở một trong những bài báo xuất sắc phân tích dự án Cương lĩnh của Đảng dân chủ - xã hội Áo :
« Nhiều người trong số những nhà phê bình thuộc phái xét lại của chúng ta (môn đồ của Béc-stanh) đổ cho Mác là đã khẳng định rằng sự phát triển kinh tế và cuộc đấu tranh giai cấp, không những tạo ra những điều kiện của nền sản xuất xã hội chủ nghĩa, mà còn trực tiếp đẻ ra ý thức (do Cau-ski gạch dưới) về sự tất yếu của sản xuất xã hội chủ nghĩa. Và do đó, các nhà phê bình ấy cãi lại rằng nước Anh, một nước phát triển tiên tiến nhất theo lối tư bản chủ nghĩa, lại là nước tuyệt nhiên không biết gì đến ý thức ấy cả. Dự án cương lĩnh của Áo) làm cho người ta tưởng rằng tiểu ban khởi thảo ra cương lĩnh đảng Áo cũng tán thành quan điểm đó... Trong dự án nói : « Giai cấp vô sản càng tăng theo với sự phát triển tư bản chủ nghĩa, thì nó càng buộc phải đấu tranh và càng có khả năng đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản. Giai cấp vô sản đi tới giác ngộ » rằng có thể thực hiện được chủ nghĩa xã hội và tất nhiên phải thực hiện chủ nghĩa xã hội. Do đó, giác ngộ xã hội chủ nghĩa sẽ là kết quả tất yếu, trực tiếp của cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản. Điều đó hoàn toàn sai... Giác ngộ xã hội chủ nghĩa ngày nay chỉ có thể có được trên cơ sở một sự hiểu biết khoa học sâu sắc... Vậy mà, người nắm được khoa học lại không phải là giai cấp vô sản, mà là những người trí thức tư sản (do Cau-ski gạch dưới); thực vậy, chính trong đầu óc của một vài người thuộc loại đó mà chủ nghĩa xã hội hiện đại đã sinh ra, và chính nhờ họ mà chủ nghĩa xã hội (chủ nghĩa xã hội khoa học) đã truyền đến những người vô sản phát triển nhất về mặt trí thức, những người vô sản này sau đó mới đem chủ nghĩa xã hội thâm nhập vào cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản... Như vậy, giác ngộ xã hội chủ nghĩa là một yếu tố từ bên ngoài đưa vào cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản, chứ không phải là một cái gì xuất hiện một cách tự phát từ cuộc đấu tranh đó. Cho nên cương lĩnh cũ Hen-phen nói rất đúng rằng nhiệm vụ của đảng dân chủ - xã hội là đưa vào giai cấp vô sản cái ý thức giác ngộ về hoàn cảnh của họ và ý thức giác ngộ về sứ mệnh của họ... » * [Neue Zeit, 1901-1902, XX, số 3, tr.79]
Bạn đọc há lại chẳng nhớ những tư tưởng tương tự mà Lê-nin đã nêu lên về vấn đề đó sao, há lại không nhớ lập trường mà mọi người đều biết của « phái đa số » sao ? Tại sao « Ban chấp hành Ti-phi-lít-xơ » và tờ Người dân chủ - xã hội của nó lại che giấu sự thật ? Tại sao « nhà phê phán » đáng kính khi nói đến Cau-ski, lại không dẫn ra đoạn đó của Cau-ski trong bài báo của mình ? Những ngài rất đáng kính đó, họ đánh lừa ai , tại sao « họ lại xem thường » bạn đọc. Phải chăng... vì sợ sự thật mà họ che giấu sự thật và cho rằng cũng có thể che giấu được sự thật? Họ giống như con chim nọ giấu đầu dưới cánh và tưởng rằng không ai nhìn thấy mình ! Nhưng họ đã lầm, giống hệt như con chim nọ.
Nếu ý thức xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên cơ sở khoa học, nếu ý thức đó được đưa từ bên ngoài vào phong trào công nhân do những cố gắng của đảng dân chủ - xã hội, thì rõ ràng là tất cả những điều đó xảy ra vì giai cấp công nhân, chừng nào mà nó còn là giai cấp công nhân, không thể đứng trên đỉnh khoa học được và cũng không thể tự sức mình sáng tạo ra được chủ nghĩa xã hội khoa học : nó không có cả thì giờ lẫn phương tiện.
Cau-ski đã nói trong cuốn Cương lĩnh Ec-phuya của mình như sau :
« Người vô sản có giỏi lắm thì cũng chỉ hấp thụ được một phần những kiến thức mà khoa học tư sản đã tạo nên, và thích dùng những kiến thức đó vào mục đích và nhu cầu của mình, nhưng chừng nào mà họ còn là người vô sản thì họ không có cả thì giờ lẫn phương tiện để tự mình làm cho khoa học tiến lên vượt quá những mức độ mà những nhà tư tưởng tư sản đã đạt được. Cho nên chủ nghĩa xã hội công nhân đầu tiên phải biểu thị tất cả những dấu hiệu chủ yếu của chủ nghĩa không tưởng * (chủ nghĩa không tưởng là lý luận sai lầm, không khoa học).
Một chủ nghĩa xã hội không tưởng kiểu đó thường mang tính chất vô chính phủ chủ nghĩa, - Cau-ski nói tiếp, - … nhưng « ... Người ta biết rằng bất cứ ở đâu mà phong trào vô chính phủ chủ nghĩa (chúng ta hiểu là chủ nghĩa không tưởng của giai cấp vô sản. C. Cau-ski) đã thực sự thâm nhập vào quần chúng và đã trở thành một phong trào giai cấp thì sớm muộn bao giờ cuối cùng nó cũng trở thành một phong trào thuần túy có tính chất phường hội hẹp hòi nhất, mặc dù cái chủ nghĩa quá khích bề ngoài của nó ».
Nói một cách khác, nếu phong trào công nhân không được kết hợp với chủ nghĩa xã hội khoa học thì nó không tránh khỏi thoái hóa, mang tính chất « phường hội hẹp hòi » và do đó chịu hệ tư tưởng công liên chủ nghĩa chi phối.
« Đó là khinh thị công nhân, đó là đề cao những người trí thức, - « nhà phê phán » của chúng ta và tờ Người dân chủ - xã hội của hắn kêu lên như thế... « Nhà phê bình » thảm hại, tờ Người dân chủ - xã hội đáng thương! Đối với con mắt của họ, giai cấp vô sản là một tiểu thư có tính khí bất thường mà người ta không thể cho biết sự thật và phải luôn luôn khen ngợi để cho nàng khỏi chạy mất! Không phải thế, thưa các ngài thân mến! Chúng tôi nghĩ rằng giai cấp vô sản sẽ tỏ ra cương quyết hơn là các ngài tưởng. Chúng tôi nghĩ rằng sự thật sẽ không làm cho họ sợ hãi! Còn các ngài... Nhưng biết nói gì với các ngài đây? Chính ở đây, trong bài báo của các ngài, há chẳng phải các ngài đã sợ sự thật và đã che giấu không cho bạn đọc biết những ý kiến chân chính của Cau-ski đó sao... ?
Bởi thế chủ nghĩa xã hội khoa học mà không có phong trào công nhân thì chỉ là những lời nói rỗng tuếch luôn luôn được tung ra một cách dễ dàng.
Mặt khác, phong trào công nhân mà không có chủ nghĩa xã hội thì đó là một sự mò mẫm có tính chất công liên chủ nghĩa, phong trào đó chắc chắn một ngày kia sẽ dẫn tới cuộc cách mạng xã hội, nhưng phải qua những nỗi đau đớn và những nỗi thống khổ lâu dài. Kết luận như thế nào ?
« Phong trào công nhân phải kết hợp với chủ nghĩa xã hội » : « đảng dân chủ - xã hội là sự kết hợp của phong trào công nhân với chủ nghĩa xã hội ».
Cau-ski, nhà lý luận của chủ nghĩa Mác nói như thế.
Chúng ta đã thấy là tờ Tia lửa (cũ) và « phái đa số » cũng nói như thể.
Chúng ta đã thấy đó cũng là lập trường của đồng chí Lê-nin.
Như vậy là « phái đa số » cương quyết theo đúng lập trường mác-xít.
Rõ ràng « thái độ khinh thị công nhân », « đề cao những người trí thức », « lập trường không mác-xít của phái đa số » và những lời châu ngọc khác cũng kiểu ấy mà những « nhà phê bình men-sê-vích » tuôn ra đầy rẫy, chẳng qua chỉ là những câu nói hồ đồ rỗng tuếch của « những người men-sê-vích » ở Ti-phơ-lít-xơ.
Ngược lại, chúng ta lại thấy chính « phái thiểu số » Ti-phơ-lít-xơ, « Ban chấp hành Ti-pho-lít-xơ » và tờ Người dân chủ - xã hội của nó, thật ra đã « mâu thuẫn về căn bản với chủ nghĩa Mác ». Nhưng chúng ta sẽ trở lại vấn đề này. Giờ đây chúng ta hãy chú ý điều sau đây.
Đề xác minh những lời nói của mình, tác giả bài « Đa số hay thiểu số ? » đã dẫn ra những lời của Mác (?): « nhà lý luận của giai cấp này hay giai cấp nọ về mặt lý thuyết đi đến một kết luận mà chính bản thân giai cấp đó trên thực tế đã từng đi đến theo hướng kết luận đó rồi »* [Người dân chủ xã hội số 1].
Chỉ có một trong hai điều. Hoặc là tác giả không biết tiếng Giê-óoc-gi, hoặc giả đó là một lỗi của nhà in. Trừ người không biết chữ ra thì không một ai lại nói « giai cấp đó đã từng đi đến theo hướng kết luận đó rồi ». Phải nói : « giai cấp đó đã đi đến kết luận đó rồi hoặc là giai cấp đó đã chuyển bước theo hướng kết luật đó rồi ». Nếu tác giả muốn nếu lên công thức thứ hai (tức là : giai cấp đó đã chuyển bước theo hướng kết luận đó rồi), thì tôi phải nói rằng tác giả dịch không đúng lời của Mác, vì Mác đã không nói một cái gì giống như thể cả. Còn nếu tác giả muốn nêu lên công thức thứ nhất, thì câu mà tác giả thuật lại sẽ như thế này: « Nhà lý luận của giai cấp này hay giai cấp nọ về mặt lý thuyết đi đến một kết luận mà chính bản thân giai cấp đó trong thực tiễn đã đi đến rồi » . Nói một cách khác, nếu Mác và Ăng-ghen về mặt lý thuyết đã đi đến cái kết luận rằng sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản và cuộc kiến thiết xã hội chủ nghĩa là không tránh khỏi, thì chính là vì giai cấp vô sản trong thực tiễn đã bác bỏ chủ nghĩa tư bản rồi, vì giai cấp đó đã phá hủy chủ nghĩa tư bản và thay vào đó đã xây dựng một đời sống xã hội chủ nghĩa!
Đáng thương thay cho Mác! Không biết những kẻ giả danh mác-xít ở ta sẽ còn khoác cho Mác biết bao nhiêu là điều ngu xuẩn nữa!
Có đúng Mác nói như thế không ? Thật ra Mác nói như thế này: những nhà lý luận của giai cấp tiểu tư sản « về mặt lý luận đã bị đẩy tới cùng những vấn đề và cũng những giải pháp mà trong thực tiễn lợi ích vật chất và địa vị xã hội của những người tiểu tư sản đã đẩy những người tiểu tư sản tới. Nói chung, mối quan hệ giữa những đại biểu về mặt chính trị và về mặt văn học của một giai cấp với cái giai cấp mà họ đại diện là như thế đó ».
Như người ta thấy, Mác không hề nói : « đã đi đến rồi ». Những lời nói « triết lý » đó chính « nhà phê bình » đáng kính đã bịa đặt ra.
Ở đây, những lời nói của Mác có một ý nghĩa hoàn toàn khác.
Trong đoạn này Mác phát triển ý kiến gì ? Chỉ có nói là nhà lý luận của giai cấp này hay giai cấp nọ không thể tạo ra một lý tưởng mà những yếu tố của lý tưởng đó không có trong đời sống ; họ chỉ có thể ước đoán những yếu tố của tương lai và trên cơ sở đó tạo ra về mặt lý thuyết cái lý tưởng mà giai cấp này hay giai cấp nọ trong thực tiễn đang đi đến. Sự khác nhau là nhà lý luận đi trước giai cấp và đoán được trước giai cấp cái mầm mống của tương lai. Đó là cái gọi là « đi tới một điều gì về mặt lý thuyết ».
Mác và Ăng-ghen trong cuốn Tuyên ngôn của hai ông, đã nói như thế này:
« Như vậy, về thực tiễn, những người cộng sản (tức là những người dân chủ - xã hội) là bộ phận kiên quyết nhất trong các đảng công nhân ở tất cả các nước, là bộ phận lôi cuốn tất cả những bộ phận khác ; về lý luận họ hơn bộ phận còn lại của giai cấp vô sản ở chỗ họ hiểu rõ những điều kiện, tiến trình và kết quả chung của phong trào vô sản ».
Đúng, những nhà tư tưởng « lôi cuốn những người khác », họ nhìn xa hơn « bộ phận còn lại của giai cấp vô sản » nhiều ; tất cả vấn đề là ở đó. Những nhà tư tưởng lôi cuốn những người khác, và chính vì thế mà tư tưởng, ý thức giác ngộ xã hội chủ nghĩa có tầm quan trọng lớn nhất đối với phong trào.
Có phải vì lý do đó mà ngài đã tấn công vào « phái đa số » không, thưa « nhà phê bình » đáng kính ? Như thế thì ngài hãy từ biệt chủ nghĩa Mác đi, nhưng hãy nên biết rằng « phái đa số » tự hào về lập trường mác-xít của họ.
Trong trường hợp này, lập trường của « phái đa số » có rất nhiều điểm giống với lập trường của Ăng-ghen sau năm 1890.
Tư tưởng là nguồn gốc của đời sống xã hội, những người duy tâm chủ nghĩa khẳng định như thế. Theo họ, ý thức xã hội là cơ sở và đời sống của xã hội được xây dựng trên cái cơ sở đó. Vì thế cho nên người ta gọi họ là những người duy tâm chủ nghĩa.
Cần phải chứng minh rằng tư tưởng không phải ở trên trời rơi xuống mà chính bản thân đời sống đã sinh ra nó.
Mác và Ăng-ghen đã xuất hiện trên vũ đài lịch sử và hai ông đã hoàn thành nhiệm vụ đó một cách mỹ mãn. Các ông đã chứng minh rằng đời sống xã hội là nguồn gốc của tư tưởng và vì thế đời sống của xã hội là cơ sở mà trên đó ý thức xã hội được xây dựng nên. Bởi thế các ông đã đào mồ chôn chết chủ nghĩa duy tâm và đã dọn đường cho chủ nghĩa duy vật.
Một số người nửa mác-xít lại đã hiểu rằng ý thức, tư tưởng chỉ có một tầm quan trọng rất nhỏ trong đời sống.
Cần phải chứng minh tầm quan trọng lớn lao của tư tưởng.
Và thế là Ăng-ghen liền đứng ra phát biểu ý kiến, và trong những bức thư của ông (1891 – 1894), ông nhấn mạnh: thật thế, tư tưởng không phải ở trên trời rơi xuống mà chính bản thân đời sống đã sinh ra chúng, nhưng một khi đã ra đời thì tư tưởng có một tầm quan trọng lớn lao, chúng làm cho con người đoàn kết lại với nhau, tổ chức họ lại và để dấu vết lại trên đời sống xã hội đã sinh ra chúng ; tư tưởng có một tầm quan trọng to lớn trong sự vận động lịch sử.
« Đó không phải là chủ nghĩa Mác, đó là sự phản bội chủ nghĩa Mác », lúc bấy giờ Béc-stanh và đồng bọn đều kêu lên như thế. Còn những người mác-xít, thì họ chỉ mỉm cười...
Ở Nga có những người nửa mác-xít – « những người kinh tế chủ nghĩa ». Họ khẳng định rằng vì tư tưởng là do đời sống xã hội sinh ra nên ý thức xã hội chủ nghĩa chỉ có một tầm quan trọng hết sức nhỏ bé đối với phong trào công nhân.
Cần phải chứng minh rằng ý thức xã hội chủ nghĩa có một tầm quan trọng lớn đối với phong trào công nhân ; không có nó thì phong trào chỉ là những mò mẫm có tính chất công liên chủ nghĩa, mà người ta không biết đến bao giờ giai cấp vô sản mới tự giải thoát ra khỏi để đi đến cuộc cách mạng xã hội.
Và thế là tờ Tia lửa ra đời, nó làm tròn sứ mệnh đó một cách mỹ mãn. Trong cuốn Làm gì? Lê-nin đã nhấn mạnh tầm quan trọng to lớn của ý thức xã hội chủ nghĩa. Trong đảng đã hình thành nên một « phái đa số » cương quyết đi vào con đường đó.
Lúc đó xuất hiện những tên Béc-stanh tý hon, chúng bắt đầu kêu lên: điều này « mâu thuẫn về căn bản với chủ nghĩa Mác! ».
Nhưng hỡi « những người kinh tế chủ nghĩa » tý hon, các người có biết chủ nghĩa Mác là gì không ?
=========================
Thật là kỳ lạ! bạn đọc sẽ nói như thế. Vậy thì vấn đề là gì? họ sẽ hỏi như thế. Tại sao Pơ-lê kha-nốp lại đã viết bài báo đó và trong đó ông ta lại công kích Lê-nin (xem Tia lửa mới, số 70 và 71) ? Ông ta khiển trách « phái đa số » về cái gì ? Những người mác-xít giả danh ở Ti-phơ-lít-xơ và tờ Người dân chủ - xã hội há chẳng phải đã nhắc lại những ý kiến do Pơ-lê-kha-nốp đưa ra sao ? Phải, họ đã nhắc lại những ý kiến đó, những vụng về đến nỗi trở thành ngao ngán. Đúng, Pơ-lê-kha-nốp đã lao mình vào một cuộc phê phán. Nhưng bạn có biết Pơ-lê-kha-nốp đã phê phán cái gì không ? Pơ-lê-kha-nốp không cách biệt với « phái đa số » và Lê-nin đâu. Và điều đó không những đúng đối với Pơ-lê-kha-nốp mà cả đối với Mác-tốp, Da-xu-lít-sơ và Ác-xen-rốt nữa. Thật thế, về vấn đề mà chúng ta nói ở trên thì các lãnh tụ của « phái thiểu số » không cách biệt với tờ Tia Lửa cũ. Mà tờ Tia Lửa cũ lại là lá cờ của « phái đa số ». Các anh đừng lấy làm lạ! Đây là những sự thật.
Chúng ta đã đọc bài báo có tính chất cương lĩnh của tờ Tia lửa cũ (xem ở trên). Chúng ta biết rằng bài báo đó thể hiện đầy đủ lập trường của « phái đa số ». Bài báo đó của ai ? Của ban biên tập cũ tờ Tia lửa. Những ai tham gia ban biên tập đó ? Lê-nin, Pơ-lê-kha-nốp, Ác-xen-rốt, Mác-tốp, Da-xu-lít-sơ và Sta-rô-ve. Trong tất cả những người đó, giờ đây chỉ có Lê-nin là thuộc « phái đa số », còn năm người kia lãnh đạo « phải thiểu số » ; nhưng sự thật vẫn là : bài báo có tính chất cương lĩnh của tờ Tia lửa đã được phát biểu trong thời họ phụ trách biên tập ; như vậy họ không được chối cãi nếu trước đây họ tin tưởng vào điều họ đã viết.
Nhưng thôi, chúng ta hãy để tờ Tia lửa lại đó đã.
Mác-tốp đã viết như sau :
« Như vậy thì tư thưởng của chủ nghĩa xã hội đã xuất hiện lần đầu tiên không phải trong quần chúng công nhân mà là trong phòng làm việc của những nhà bác học xuất thân từ giai cấp tư sản »*[Mác-tốp, Cờ Đỏ].
Và Vê-ra Da-xu-lít-sơ đã viết như sau :
« Ngay cả tư tưởng đoàn kết giai cấp của toàn bộ giai cấp vô sản... cũng không phải đơn giản đến nỗi tự nó có thể nảy mầm được trong óc của mỗi công nhân... Chủ nghĩa xã hội... lại càng không thể « tự nó » xuất hiện ra trong óc những công nhân được... Lý luận xã hội chủ nghĩa đã được toàn bộ sự phát triển của đời sống, của khoa học chuẩn bị nên... và đã được một bộ óc thiên tài vũ trang bằng khoa học đó sáng tạo nên. Cũng như vậy, việc truyền bá những tư tưởng về chủ nghĩa xã hội trong công nhân ở trên hầu khắp toàn bộ lục địa châu Âu, đã được tiến hành bởi những người xã hội chủ nghĩa đã được học tập trong những nhà trường dành cho những giai cấp trên »**[Tờ Bình Minh, số 4].
Bây giờ chúng ta hãy nghe Pơ-le-kha-nốp, người đã nghiêm khắc và trịnh trọng đứng lên chống lại Lê-nin trong tờ Tia lửa mới (số 70 và 71). Tình hình này diễn ra tại đại hội đảng lần thứ II. Pơ-lê kha-nắp luận chiến với Mác-tư-nốp và bảo vệ Lê-nin. Ông ta trách cứ Mác-tư-nốp là đã bám lấy một câu của Lê-nin mà không xem xét cuốn Làm gì ? về toàn bộ, và ông ta nói tiếp:
« Phương pháp của đồng chí Mác-tư-nốp làm tôi nghĩ đến viên quan kiểm duyệt nọ đã nói : « Đưa cho tôi cuốn « Cha của chúng ta » và để cho tôi trích ra một câu : tôi sẽ chứng minh cho anh thấy rằng tác giả đáng bị treo cổ ». Nhưng tất cả những lời trách cứ không những của đồng chí Mác-tư-nốp mà cả của rất nhiều người khác nữa về cái câu bất hạnh đó (của Lê-nin) là do một sự hiểu lầm. Đồng chí Mác-tư-nốp dẫn ra những lời nói này của Ăng-ghen : « Chủ nghĩa xã hội hiện đại là biểu hiện lý luận của phong trào công nhân hiện đại ». Đồng chí Lê-nin cũng tán thành Ăng-ghen... Nhưng những lời của Ăng-ghen chỉ là một nguyên lý chung. Vấn đề là tìm xem ai đã nêu lên đầu tiên lời phát biểu về lý luận đó. Lê-nin đã không viết một bài luận văn học thuật về triết học lịch sử, mà là một bài báo luận chiến chống lại « những người kinh tế chủ nghĩa » là những kẻ từng nói: chúng ta phải chờ xem tự bản thân giai cấp công nhân sẽ đạt đến cái gì, mà không cần đến sự giúp đỡ của « vi khuẩn cách mạng » (tức là không cần đến đảng dân chủ - xã hội). Đảng này thấy mình bị cấm đoán không được nói bất cứ điều gì với công nhân chính là vì đảng này là... một « vi khuẩn cách mạng », tức là nó có một ý thức lý luận. Nhưng nếu các anh tách xa « vi khuẩn » ra thì sẽ chỉ còn là một khối không có ý thức trong đó ý thức phải được đem từ ngoài vào. Nếu các anh muốn có thái độ đúng đắn đối với Lê-nin và nếu các anh chăm chú đọc toàn bộ cuốn sách của Lê-nin thì các anh sẽ thấy rằng chính Lê-nin đã nói như thế ».
Pơ-lê-kha-nốp đã nói như vậy tại đại hội đảng lần thứ II.
Thế mà vài tháng sau, cũng ông Pơ-lê-kha-nốp đó, do sự xúi giục của cùng những ông Mác-tốp, Ác-xen-rốt, Da-xu-lít-sơ, Sta-rô-ve và vân vân đó, đã bám vào cái câu của Lê-nin mà trước kia ông ta đã bảo vệ tại đại hội, lại đi tuyên bố rằng : Lê-nin và « phái đa số » không phải là những người mác-xít. Tuy nhiên, ông ta biết rằng chỉ cần trích một câu thôi của chính ngay cuốn « Cha của chúng ta » và giải thích một cách tách rời với nội dung của nó cũng đủ để cho tác giả của nó có cơ bị treo cổ như là một người bội giáo. Ông ta biết rằng như thế là sai, một nhà bình luận vô tư không hành động như vậy, nhưng ông ta vẫn cứ trích câu đó trong cuốn sách của Lê-nin, vẫn cứ hành động trái với mọi công lý và tự mình công khai làm mất danh dự của mình. Còn Mác-tốp, Da-xu-lít-sơ, Ác-xen-rốt và Sta-rô-ve thì phụ họa theo, đăng bài của Pơ-le-kha-nốp lên tờ Tia lửa mới (số 70 - 71) do họ chịu trách nhiệm biên tập, và vì vậy họ lại một lần nữa tự bêu xấu mình.
Tại sao họ đã tỏ ra mất tư cách đến thế ? Tại sao các lãnh tụ đó của « phái thiểu số » lại tự bôi nhọ mình như thế ? Tại sao họ lại phủ nhận bài báo có tính chất cương lĩnh của tờ Tia lửa mà họ đã ký tên ở dưới ? Tại sao họ lại tự nuốt lời mình như thế ? Người ta có bao giờ thấy sự giả dối như thế trong nội bộ một đảng dân chủ - xã hội không ?
Vậy thì cái gì đã xảy ra trong vài tháng từ đại hội lần thứ II đến khi đăng bài báo của Pơ-lê-kha-nốp.
Đã xảy ra điều này. Trong số sáu biên tập viên của tờ Tia Lửa thì đại hội lần thứ II chỉ bầu lại ba người : Pơ-lê-kha-nốp, Lê-nin và Mác- tốp. Còn Ác-xen-rốt, Sta-rô-ve và Da-xu-lít-sơ thì đại hội giao cho họ những cương vị khác. Tất nhiên đại hội có quyền đó và mỗi người đều phải phục tùng: đại hội thể hiện ý chí của đảng, nó là cơ quan tối cao và bất cứ ai đi ngược lại quyết nghị của đại hội đều là chà đạp lên ý chí của đảng.
Nhưng những biên tập viên ngoan cố đó đã không chịu phục tùng ý chí của đảng, kỷ luật của đảng (kỷ luật của đảng cũng là ý chí của đảng). Vì dường như kỷ luật của đảng chỉ đặt ra cho những chiến sĩ bình thường như chúng ta mà thôi! Họ phát khùng lên với đại hội vì đã không bầu họ làm biên tập viên, họ tự tách ra, lôi kéo Mác-tốp và thành lập một phái đối lập. Họ tẩy chay đảng, từ chối mọi công tác của đảng, đe dọa đảng : hãy cử chúng tôi vào ban biên tập, vào Ban chấp hành trung ương, vào Hội đồng đảng, nếu không chúng tôi sẽ phân liệt. Và đó là bước đầu của sự phân liệt. Vì thế, một lần nữa, họ đã chà đạp lên ý chí của đảng.
Đây là những yêu sách của những biên tập viên bãi công :
« Ban biên tập cũ của tờ Tia lửa sẽ được khôi phục lại (nghĩa là : để cho chúng tôi ba ghế ở trong ban biên tập) .
Một số người trong phái đối lập (nghĩa là « phái thiểu số ») sẽ được tham gia vào Ban chấp hành trung ương. Trong Hội đồng đảng sẽ dành hai ghế cho những người trong phái đối lập, v.v...
Chúng tôi đặt những điều kiện đó như là những điều kiện duy nhất có thể bảo đảm cho đảng có khả năng tránh khỏi một cuộc xung đột đe dọa đến ngay cả sự tồn tại của đảng » (nghĩa là: hãy thỏa mãn chúng tôi, nếu không chúng tôi sẽ gây ra một sự phân liệt trầm trọng trong đảng).
Đảng đã trả lời họ như thế nào ?
Ban chấp hành trung ương, đại diện cho đảng, và những đồng chí khác đã tuyên bố với họ, chúng tôi không thể đi ngược lại đại hội đảng, bầu cử là công việc của đại hội ; nhưng chúng tôi sẽ cố gắng lập lại sự yên lành và hòa thuận, tuy rằng tranh giành nhau vì địa vị thì thật là một điều sỉ nhục, chính vì vấn đề tranh giành địa vị mà các anh muốn chia rẽ đảng, v.v...
Các biên tập viên bãi công liền nổi giận ; họ cảm thấy khó chịu : thật thể, rõ ràng là họ tiến hành cuộc đấu tranh vì vấn đề địa vị; họ tranh thủ Pơ-lê-kha-nốp đứng về phía họ và bắt đầu công việc anh hùng của họ. Họ cần tìm ra một « sự bất đồng » « sâu sắc » hơn giữa « phái đa số » và « phái thiều số » và do đó mà chứng minh rằng không phải họ đấu tranh vì vấn đề địa vị. Họ đã tìm, đã tìm, và cuối cùng họ đã vạch ra được ở trong cuốn sách của Lê-nin một đoạn, mà nếu đem tách khỏi nội dung và giải thích cô lập thì quả có thể gây ra cuộc tranh cãi vụn vặt. Những lãnh tụ của « phái thiểu số » tự nhủ: Ý kiến hay tuyệt: Lê-nin là người lãnh đạo « phái đa số » ; chúng ta hãy chê bai Lê-nin và chúng ta sẽ làm cho đảng ngả về phía chúng ta. Thế là Pơ-lê-kha-nốp bắt đầu nói nhảm để chứng minh rằng « Lê-nin và những người theo ông ta đều không phải là những người mác-xít ». Đúng là hôm qua đây họ còn bảo vệ cũng cái tư tưởng đó trong Cuốn sách của Lê-nin và ngày hôm nay họ lại chống lại ý kiến đó, nhưng làm thế nào được ? Người cơ hội chủ nghĩa sở dĩ được mệnh danh là cơ hội chủ nghĩa chính vì họ là những người không tôn trọng tính nguyên tắc.
Đó là lý do tại sao họ tự bôi nhọ mình, đó là nguồn gốc của tính giả dối của họ.
Nhưng chưa phải đã hết.
Một thời gian trôi qua. Thì y rằng ngoài một vài người ngây thơ ra không một ai chú ý đến những lời tuyên truyền của họ chống lại « phái đa số » và chống lại Lê-nin, và công việc của họ tiến hành không được tốt, họ lại định một lần nữa thay đổi sách lược của họ. Ngày 10 tháng Ba 1905, cũng Pơ-lê-kha-nốp đó, cũng Mác-tốp và Ác-xen-rốt đó đã nhân danh Hội đồng đảng, thông qua một quyết nghị trong đó có nói :
« Các đồng chí ! (họ kêu gọi « phái đa số »)... Hai phía (tức là « phái đa số » và « phái thiểu số ») đã nhiều lần tỏ lòng tin tưởng rằng những sự bất đồng về mặt sách lược và tổ chức không có tính cách khiến cho mọi công tác đều không thể thực hiện được trong phạm vi cùng một tổ chức của đảng »* [Tia Lửa số 91], cho nên chúng ta hãy triệu tập một hội nghị tài phán gồm những đồng chí (trong đó sẽ đưa Bê-ben và những người khác vào) đề giải quyết sự tranh chấp nhỏ của chúng ta.
Tóm lại, những bất đồng ý kiến trong nội bộ đảng chỉ là một sự tranh chấp nhỏ nhặt mà hội nghị tài phán đó sẽ giải quyết được ; còn chúng ta chỉ là một thể thống nhất mà thôi.
Sao lại như thế ? Họ mời chúng tôi, những người « không mác-xít », vào những tổ chức đảng, dường như chúng ta là một thể thống nhất, v.v... Như thế nghĩa là gì ? thưa các ngài « thiểu số », đó chẳng phải là một hành động phản đảng của các ngài sao ? Liệu có thể đặt những người « không mác-xít » vào cương vị đứng đầu đảng không ? Trong một đảng dân chủ - xã hội, liệu có chỗ cho những người « không mác-xít » không ? Hoặc là có thể chính các ngài phản bội chủ nghĩa Mác và do đó đã thay đổi trận tuyến ?
Nếu chờ đợi câu trả lời thì thật ngây thơ. Sự thật là những lãnh tụ rất ưu tú đó, mỗi người đều có những « nguyên tắc » để thay thế mà họ đưa ra tùy theo nhu cầu của mỗi lúc. Họ thay đổi ý kiến như thay áo!... Đó là những lãnh tụ của cái mà người ta gọi là « phái thiểu số ».
Có thể dễ dàng hình dung được những người đi theo những lãnh tụ như thế : « phái thiểu số » gọi là ở Ti-phơ-lít-sơ, phải là những người như thế nào... Điều tai hại chính là đôi khi những kẻ đằng đuôi không nghe thấy những kẻ đi đầu và thôi không vâng theo họ nữa. Cho nên trong khi các lãnh tụ của « phái thiểu số » tin tưởng rằng có thể hòa giải được và kêu gọi những chiến sĩ của đảng nên hòa thuận, thì « phái thiểu số » ở Ti-phơ-lít-xơ và tờ Người dân chủ - xã hội của họ tiếp tục nổi giận: giữa « phái đa số » và « phái thiểu số », họ tuyên bố, là một cuộc « tử chiến » , và chúng ta phải tự tiêu diệt lẫn nhau! Thật là trống đánh xuôi kèn thổi ngược.
« Phái thiểu số » than phiền rằng chúng ta gọi họ là cơ hội chủ nghĩa ( một cách vô nguyên tắc). Nhưng tự nuốt lời mình chạy sang phía này phía nọ, luôn luôn dao động và do dự chẳng phải là chủ nghĩa cơ hội sao ? Một người dân chủ - xã hội chân chính hiệu có thể bất cứ lúc nào cũng thay đổi lòng tin được không ? Ngay đến khăn tay người ta cũng không thay đổi luôn được như thế.
Những ng trời giả danh mác-xít ở ta luôn luôn lặp đi lặp lại rằng « phái thiểu số » có tính chất thật sự vô sản. Có đúng như thế không ? Chúng ta hãy xem nào. ,
Cau-ski nói rằng « giai cấp vô sản dễ dàng thấm nhuần những nguyên lý của đảng hơn, họ có khuynh hướng đi theo một đường lối chính trị có nguyên tắc, độc lập với những trạng thái tinh thần tạm bợ, với những lợi ích cá nhân hay địa phương »* [Cau-ski:Cương lĩnh Ec-phuya]
Còn « phái thiểu số » thì sao ? Liệu họ cũng có khuynh hướng đi theo một đường lối chính trị có nguyên tắc, độc lập với những trạng thái tinh thần tạm bợ, và vân không ? Ngược lại, họ luôn luôn do dự, luôn luôn dao động, họ ghét mọi đường lối chính trị cứng rắn có nguyên tắc, họ thích tính vô nguyên tắc, họ đi theo những trạng thái tinh thần tạm bợ. Chúng ta đã được biết nhiều sự việc rồi.
Cau-ski nói rằng người vô sản yêu mến kỷ luật của đảng : « Chừng nào mà người vô sản còn là một cá nhân riêng lẻ thì họ chẳng có nghĩa lý gì cả. Tất cả lực lượng, tất cả năng lực để tiến bộ, tất cả các hy vọng và tất cả nguyện vọng của người vô sản đều từ tổ chức mà có… » Vì thế họ không để cho bản thân bị lôi kéo bởi một lợi ích cá nhân cũng như bởi sự danh vọng cá nhân ; « ở mỗi cương vị, người vô sản đều làm tròn nghĩa vụ của mình, tự nguyện phục tùng kỷ luật là điều đã ăn sâu vào toàn bộ tình cảm, vào toàn bộ tư tưởng của mình »*[Lenin: Một bước tiến, hai bước lùi].
Còn « phải thiểu số » thì sao ? Họ có thấm nhuần kỷ luật như thế khổng ? Trái lại, họ miệt thị kỷ luật của đảng và chế nhạo kỷ luật đó. Chính các lãnh tụ của « phái thiểu số » đã nêu ra trước tiên cái gương vi phạm kỷ luật của đảng. Các bạn còn nhớ Ác-xen-rốt, Da-xu-lit-sơ, Sta-rô-ve, Mác-tốp và những người khác là những kẻ đã không phục tùng quyết định của đại hội lần thứ II.
« Đối với người trí thức, thì lại hoàn toàn khác hẳn,- Cau-ski nói tiếp-. Họ phục tùng kỷ luật của đảng rất khó khăn, thậm chí vì bắt buộc chứ không phải vì hoàn toàn tự nguyện. « Họ nhận định kỷ luật là cần thiết đối với quần chúng, chứ không phải là đối với những nhân vật cao đẳng. Còn bản thân họ thì dĩ nhiên là họ tự xếp mình vào hàng ngũ những nhân vật cao đẳng... Người trí thức lý tưởng, kiểu mẫu, là người đã hoàn toàn thấm nhuần tinh thần vô sản, là người... đã công tác trong mỗi chức vụ đã được giao cho, đã hoàn toàn phục tùng sự nghiệp vĩ đại của chúng ta và đã coi khinh những sự than khóc ủy mị... mà chúng ta thường thấy ở những phần tử trí thức... khi họ bị rơi vào địa vị thiểu số, người trí thức lý tưởng, kiểu mẫu ấy... là Líp-nếch. Ở đây người ta có thể nhắc đến Mác là người không bao giờ chen chân lấn bước lên trước, và đã gương mẫu phục tùng kỷ luật của đảng trong tổ chức Quốc tế, nơi mà Người đã nhiều lần rơi vào địa vị thiểu số » *[Lenin: Một bước tiến hai bước lùi].
Còn « phái thiểu số » thì sao ? Họ có làm một cái gì đó để chứng tỏ « một tinh thần vô sản » không ? Thái độ của họ có giống thái độ của Líp-nếch và Mác không ? Hoàn toàn ngược lại : chúng ta đã thấy các lãnh tụ của « phái thiều số » đã không bắt cái « tôi » của họ phục tùng sự nghiệp thiêng liêng của chúng ta ; chúng ta đã thấy chính họ đã bị sa vào những sự « than khóc ủy mị khi họ bị rơi vào địa vị thiểu số » tại đại hội lần thứ II; chúng ta đã thấy chính họ sau ngày đại hội, đã khóc sướt mướt để đòi được giao những « chức vụ hàng đầu », và chính để đạt được những ghế đó mà họ đã tiến hành cuộc phân liệt trong nội bộ đảng.
Thưa các ngài men-sê-vích đáng kính, đó có phải là « tính chất vô sản » của các ngài không ?
Vậy tại sao trong một số thành phố, công nhân lại đứng về phía chúng tôi ? - những người men-sê-vích hỏi chúng ta thế.
Thật thế, trong một số thành phố, công nhân đứng về phía « phái thiểu số », nhưng điều đó chằng chứng tỏ cái gì cả. Ở một số thành phố, công nhân đi theo cả những người xét lại chủ nghĩa (những người cơ hội chủ nghĩa Đức), nhưng như thế chưa có nghĩa là lập trường của họ là vô sản, như thế chưa có nghĩa là họ không phải là cơ hội chủ nghĩa. Một ngày nào đó con quạ đã tìm thấy một bông hồng ; như thế chưa có nghĩa là con quạ đã là một con họa mi. Câu ca đã nói rất đúng:
Từ khi tìm thấy bông hồng
Quạ ta tự nghĩ mình là họa mi
===========
Bây giờ người ta thấy rõ những bất đồng trong đảng đã xuất hiện trên lĩnh vực nào. Như người ta thấy, trong đảng ta nảy ra hai khuynh hướng: khuynh hướng của tính cương quyết vô sản và khuynh hướng của tính dao động của những người trí thức. « Ban chấp hành » Ti-phơ-lít-xơ và tờ Người dân chủ - xã hội của họ là những tên nô lệ ngoan ngoãn của « phái thiểu số » đó !
Tất cả những vấn đề là ở đó.
Đúng là những người giả danh mác-xít ở ta thường tự xưng là những người phản đối cái « tâm lý của những người trí thức, và kết tội phái đa số là những người dao động của những người trí thức; nhưng điều đó làm cho chúng ta nhớ đến trường hợp tên kẻ trộm ăn cắp tiền, rồi sau đó lại la lớn: Bắt thằng ăn trộm!.
Ngoài ra người ta còn biết rằng ai có tật gì thì hay giật mình khi nói đến tật đó.
Theo đúng cuốn sách do Liên minh Cáp-ca-dơ Đ.C.N.X.H.D.C.N
xuất bản hồi tháng Năm 1905
Nhận xét
Đăng nhận xét