Thư gửi nhóm tác giả cuốn tóm tắt Lịch sử Đảng cộng sản Liên Xô, tháng Năm 1937


Tôi nghĩ rằng việc nói về lịch sử của đảng cộng sản liên xô còn lâu mới đạt yêu cầu. Ba nguyên nhân dẫn đến việc này đó chính là: Họ trình bày lịch sử đảng cộng sản Liên Xô mà không liên kết với lịch sử đất nước. Thứ 2 là họ giới hạn bản thân trong những lời tường thuật hay mô tả của về các sự kiện, thành tựu của cuộc đấu tranh trong hiện tại mà không có sự giải thích đúng đắn từ Chủ nghĩa Mác, hoặc họ nhầm lẫn trong kế hoạch của chính họ, hoặc họ nhầm lẫn những sự kiện này so với những sự kiện khác.

Để tránh những sai sót này tác giả phải lưu ý những vấn đề sau: trước hết, trước mỗi chương cần phải giới thiệu sơ lược về tình hình kinh tế, chính trị của đất nước. Nếu không cuốn lịch sử Đảng này không phải là biểu hiện về lịch sử, mà chỉ là sự tái hiện hời hợt những thứ không thể hiểu được từ quá khứ.

Thứ hai, không chỉ trình bày sự phức tạp trong mâu thuẫn trong Đảng và giai cấp công nhân trong thời kỳ tư bản, mà còn phải đưa ra lời giải thích của chủ nghĩa Mác về những sự kiện này cho thấy: a) Sự hiện diện của Nga trước cách mạng có các giai cấp hiện đại dưới chế độ tư bản chủ nghĩa so với các giai cấp có từ thời kỳ tiền tư bản b) Đặc điểm của giai cấp tư sản dân tộc, thành phần của giai cấp công nhân. Cần phải chỉ ra những mâu thuẫn và điều kiện của nó. Nếu không thì sự đa dạng và phức tạp mâu thuẫn sẽ không ai biết rõ.

Thứ ba, không chỉ cần trình bày tường thuật những sự kiện của cuộc đấu tranh tuyệt vọng này để giải quyết những mâu thuẫn mà còn đưa ra lời giải thích của chủ nghĩa Mác về những đặc điểm này, chỉ ra rằng cuộc đấu tranh của những người Bolshevik chống lại những phe phái chống Bolshevik và những mâu thuẫn chủ yếu là một cuộc đấu tranh chống các nguyên lý của chủ nghĩa Lê-nin; rằng trong điều kiện tư bản chủ nghĩa và xét trên quan điểm chung, về sự tồn tại của các giai cấp đối kháng, mâu thuẫn và phân hóa trong Đảng là không thể tránh khỏi; rằng chúng ta chỉ có thể phát triển và củng cố đảng vô sản, trong những điều kiện được chỉ ra bằng cách khắc phục những mâu thuẫn này. Nếu không có nguyên tắc đấu tranh chống lại các nhóm chống chủ nghĩa Lenin, không tiêu diệt chúng thì Đảng ta chắc chắn sẽ thoái hóa, cũng như các Đảng dân chủ - xã hội của Quốc tế thứ hai đã thoái hóa không chấp nhận cuộc đấu tranh này. Người ta có thể sử dụng dịp này để đề cập đến một bức thư nổi tiếng của Engels gửi Bernstein (1882), mà tôi đã trích dẫn trong chương đầu tiên của báo cáo của tôi cho Phiên họp toàn thể lần thứ bảy, về "sự lệch lạc Xã hội-dân chủ trong Đảng Cộng sản của Liên Xô". Nếu không có những lời giải thích này, cuộc đấu tranh giữa các phe phái và mâu thuẫn trong lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô dường như chỉ là một cuộc tranh chấp không thể hiểu nổi và những người Bolshevik trở thành những kẻ bảo thủ và nguỵ biện không biết mệt mỏi.

Cuối cùng là cần phải sắp xếp một thứ tự và làm rõ các giai đoạn của sự kiện trong Lịch sử đảng cộng sản Liên Xô. Tôi nghĩ rằng nên dùng tóm tắt hoặc liệt kê sẽ tốt hơn.

Tóm tắt:

1. Cuộc đấu tranh xây dựng Đảng Dân chủ - Xã hội ở Nga. (Từ việc thành lập nhóm "Giải phóng lao động" của Plekhanov, năm 1883, đến sự xuất hiện của những số đầu tiên của Tia Lửa, 1900 - 1901).

2. Sự hình thành Đảng Công nhân Xã hội - dân chủ đầu tiên của Nga, và sự xuất hiện hai phái trong Đảng, tức Bolshevik và Menshevik. (1901 - 1904).

3. Những người Menshevik và những người Bolshevik trong thời kỳ Chiến tranh Nga-Nhật và Cách mạng Nga lần thứ nhất (1904 - 1907).

4. Những người Menshevik và những người Bolshevik trong thời kỳ phản động của Stolypin. Những người Bolshevik lập Đảng thành Đảng Công nhân Dân chủ - xã hội độc lập (1908 - 1912).

5. Đảng Bolshevik trong những năm tiến bộ của Phong trào công nhân trước cuộc chiến tranh đế quốc lần thứ nhất (1912 - 1914).

6. Đảng Bolshevik trong thời kỳ chiến tranh đế quốc và Cách mạng tháng Hai (1914 - 3, 1917).

7. Đảng Bolshevik trong việc chuẩn bị và thực hiện Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười (tháng 4 năm 1917 - 1918).

8. Đảng Bolshevik trong thời kỳ Nội chiến (1918 - 1920).

9. Đảng Bolshevik trong thời kỳ chuyển sang công cuộc hòa bình xây dựng Kinh tế quốc dân (1921 - 1925).

10. Đảng Bolshevik trong cuộc đấu tranh thực hiện công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa (1926 - 1929).

11. Đảng Bolshevik trong cuộc đấu tranh đòi tập thể hoá nông nghiệp (1930 - 1934).

12. Đảng Bolshevik trong cuộc đấu tranh giành thành quả xây dựng xã hội Xã hội chủ nghĩa. Đồng thời là việc áp dụng Hiến pháp mới (1935 - 1937).

Ký tên
Joseph Stalin
Pravda
6 tháng 5 năm 1937
Liên bang Xô viết dịch















Nhận xét

Bài đăng phổ biến