Đu-ma Nhà nước và sách lược của Đảng dân chủ-xã hội, 8 tháng Ba 1906


Chắc các bạn đã nghe nói đến việc giải phóng nông dân. Đó là thời kỳ chính phủ bị đánh ở hai mặt: bên ngoài là cuộc thất trận ở Cơ-ri-mê ; bên trong là phong trào nông dân. Vì chính phủ bị ép ở hai mặt nên nó buộc phải nhượng bộ và bắt đầu nói đến giải phóng nông dân : « Chúng ta phải đích thân giải phóng nông dân từ bên trên, nếu không nông dân sẽ nổi dậy và sẽ tự giải phóng họ từ bên dưới ». Chúng ta hiểu cái việc « giải phóng từ bên trên » đó trước đây là thế nào rồi... Và sở dĩ lúc đó nhân dân để cho người ta lừa phỉnh ; sở dĩ chính phủ đã thực hiện được những kế hoạch giả nhân giả nghĩa của nó ; Sở dĩ nó có thể, bằng những cải cách, mà củng cố được địa vị của nó và do đó trì hoãn được sự thắng lợi của nhân dân, chính là vì, ngoài những lý do khác ra, lúc đó nhân dân còn chưa được rèn luyện nên người ta có thể lừa gạt nhân dân một cách dễ dàng.

Ngày nay cũng tình hình đó lại đang được diễn lại trong đời sống của nước Nga. Người ta biết rằng ngày nay, chính phủ cũng lại bị đánh ở hai mặt: bên ngoài là sự thất trận ở Mãn châu ; bên trong là cách mạng nhân dân. Người ta biết rằng chính phủ bị ép hai phía nên lại buộc phải nhượng bộ lần nữa và, cũng như cách đây không lâu, nói đến những « cải cách từ bên trên »: « Chúng ta phải đem lại, từ bên trên, cho nhân dân một Đu-ma Nhà nước, nếu không nhân dân sẽ nổi dậy và sẽ tự triệu tập lấy, từ bên dưới, một Quốc hội lập hiến ». Vì thế cho nên nó muốn, bằng việc triệu tập Đu-ma, làm dịu cuộc cách mạng nhân dân, cũng như nó đã có lần làm dịu phong trào nông dân lớn lao bằng thủ đoạn « giải phóng nông dân ».

Do đó nhiệm vụ của chúng ta là hết sức cương quyết làm cho những kế hoạch của bọn phản động phải thất bại, bài trừ Đu-ma Nhà nước và do đó dọn sạch đường cho cách mạng nhân dân.

Nhưng Đu-ma là gì, thành phần của nó như thế nào ? Đu-ma là một nghị viện tạp nham vô loại. Nó chỉ có quyền biểu quyết trên đầu miệng ; nhưng thực tế nó chỉ có quyền tư vấn, vì ở trên nó có một thượng nghị viện và một chính phủ vũ trang đến tận răng đề phê duyệt nó. Bản tuyên cáo nói rõ rằng không một quyết định nào của Đu-ma được thi hành nếu quyết định đó không được thượng nghị viện và Nga hoàng đồng ý.

Đu-ma không phải là một nghị viện nhân dân, đó là nghị viện của kẻ thù địch với nhân dân, vì những cuộc bầu cử vào Đu-ma không được tiến hành một cách phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và kín. Những quyền bầu cử không đáng kể mà người ta ban bố cho công nhân chỉ có trên giấy tờ thôi. Trong số 98 đại cử tri có nhiệm vụ bầu những đại biểu mà tỉnh Ti-phơ-lít-xơ được cử vào Đu-ma, thì chỉ có hai là có thể do công nhân bầu ra, còn 96 người khác phải thuộc về những giai cấp khác ; bản tuyên cáo muốn như thế đó. Trong số 32 đại cử trí của các khu Ba-tum và Xu-khum có nhiệm vụ cử nghị viên vào Đu- ma thì chỉ có một đại cử tri là có thể do công nhân bầu ra, còn 31 người khác phải do những giai cấp khác chỉ định ra: bản tuyên cáo muốn như thế đó. Ở những vùng khác cũng như thế. Có cần phải nói rằng chỉ có những đại biểu của những giai cấp khác mới có thể được bầu làm nghị viên ? Không có một đại biểu nào của công nhân, không có một phiếu nào dành cho công nhân: đó là những nguyên tắc và tổ chức của Đu-ma. Nếu thêm luật giới nghiêm vào tất cả những cái đó ; nếu người ta chú ý đến sự thực là không có tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp và tự do lập hội, thì người ta sẽ dễ dàng hiểu được những ai sẽ đến họp ở Đu-ma Nga hoàng...

Không cần phải nói là chúng ta lại càng phải cương quyết ra sức bài trừ cái Đu-ma đó và giương cao ngọn cờ cách mạng.

Chúng ta có thể bài trừ Đu-ma như thế nào ? Bằng cách tham gia bầu cử hay tẩy chay bầu cử. Bây giờ vấn đề là ở đó.

Có người nói: chúng ta nhất thiết phải tham gia bầu cử đề cho phe phản động vướng vào cái lưới của chính họ và do đó làm cho Đu-ma Nhà nước hoàn toàn thất bại.

Có người trả lời lại: tham gia bầu cử là anh đã vô tình giúp cho phe phản động thành lập được một Đu-ma và như thế là anh đã chụm chân mà nhảy vào cái lưới của phe đó giăng ra đề bẫy anh. Như thế có nghĩa là lúc đầu thì anh cùng đi với phe phản động, giúp đỡ thành lập ra Đu-ma Nga hoàng để rồi sau đó, do sức ép của cuộc sống, tìm cách phá hủy cái Đu-ma mà chính các anh đã thành lập nên, đó là điều không phù hợp với những yêu cầu của chính sách của chúng ta, một chính sách có tính nguyên tắc. Chỉ có thể hoặc là từ chối không tham gia bầu cử và ra sức là 1àm cho Đu-ma phải thất bại, hoặc là từ chối không muốn làm cho Đu-ma phải thất bại và các anh đi bỏ phiếu mà không có ý định sau đó sẽ phá hủy cái mà các anh đã tự mình thành lập nên.

Rõ ràng là con đường duy nhất đúng là tích cực tẩy chay, nó sẽ khiến chúng ta cô lập được phe phản động trong nhân dân, làm cho Đu-ma phải thất bại và do đó cái nghị viện tạp nham vô loại đó mất hết mọi chỗ dựa. Đó là những lý lẽ của phái tán thành tẩy chay.

Ai đúng ?

Có hai điều kiện cần thiết đối với một sách lược dân chủ-xã hội chân chính, một là không được mâu thuẫn với tiến trình phát triển của đời sống xã hội ; hai là, không ngừng nâng cao tinh thần cách mạng của quần chúng.

Sách lược tham gia bầu cử trái ngược với tiến trình phát triển của đời sống xã hội, vì cuộc sống thực tế phá hủy những cơ sở của Đu-ma, còn tham gia bầu cử thì củng cố những cơ sở đó và vì vậy mà đi ngược lại cuộc sống thực tế.

Sách lược tẩy chay là do từ tiến trình của cách mạng mà tự nhiên sản sinh ra, bởi vì sách lược đó, ngay từ đầu thì cùng với cách mạng, làm mất tín nhiệm và phá hủy những cơ sở của Đu-ma cảnh sát.

Sách lược tham gia bầu cử làm suy yếu tinh thần cách mạng của nhân dân, vì những người tán thành sách lược đó kêu gọi nhân dân tham gia cuộc bầu cử cảnh sát chứ không phải tham gia những hành động cách mạng; họ coi lá phiếu là phương sách cứu vãn chứ không coi sự phát động nhân dân là phương sách cứu vãn. Cuộc bầu cử cảnh sát sẽ khiến cho nhân dân có một quan niệm sai lầm về Đu-ma Nhà nước, sẽ gây cho họ những ảo tưởng và tự nhiên sẽ đưa họ đi đến chỗ nghĩ rằng : có lẽ Đu-ma không phải quá xấu đến thế, nếu không những người dân chủ - xã hội sẽ không khuyên chúng ta tham gia Đu-ma. Biết đâu điều may mắn lại không đến với chúng ta và biết đâu Đu-ma lại không có lợi cho chúng ta ?

Sách lược tẩy chay không hề gieo rắc ảo tưởng đối với Đu-ma ; sách lược đó nói một cách thẳng thắn và rõ ràng rằng con đường cứu vãn chỉ là ở hành động thắng lợi của nhân dân, rằng công cuộc giải phóng nhân dân chỉ có thể là sự nghiệp của bản thân nhân dân mà thôi ; và vì Đu-ma ngăn cản sự nghiệp đó, nên ngay từ bây giờ phải ra sức trừ bỏ nó đi. Ở đây, nhân dân chỉ trông vào chính bản thân mình thôi ; ngay từ đầu, nhân dân đã đối địch với Đu-ma, thành trì của phe phản động ; tất cả điều đó nhất định sẽ ngày một nâng cao tinh thần cách mạng của nhân dân lên, và chuẩn bị cơ sở cho một tổng phát động thắng lợi.

Sách lược cách mạng phải rõ ràng, minh bạch và chính xác ; sách lược tẩy chay có chính những đức tính đó.

Người ta nói : tuyên truyền miệng không đủ; phải lấy những sự thực để thuyết phục quần chúng về sự bất lực của Đu-ma và do đó góp phần làm cho nó thất bại; muốn thế phải tham gia bầu cử chứ không phải tích cực tẩy chay bầu cử.

Chúng ta trả lời lại như sau. Dĩ nhiên tuyên truyền bằng những sự thực thì có tác dụng lớn hơn là một lời giải thích miệng. Nếu chúng ta đi dự những cuộc đại hội bầu cử của nhân dân, chính là để, qua cuộc đấu tranh với những đảng khác, qua những cuộc tranh chấp xảy ra giữa chúng ta với những đảng đó, nhân dân có thể tận mắt nhìn thấy sự phản trắc của phe phản động và của giai cấp tư sản và để do đó chúng ta tiến hành « tuyên truyền bằng những sự thực » trong các cử tri. Và nếu như thế chưa đủ đối với các đồng chí chúng ta, nếu cùng với tất cả những thứ đó họ vẫn muốn chúng ta tham gia bầu cử thì phải chỉ rõ rằng bản thân cuộc bầu cử, - việc bỏ hay không bỏ lá phiếu vào hòm phiếu, - tuyệt nhiên không đem lại thêm một cái gì cả cho tuyên truyền « bằng những sự thực » cũng như cho tuyên truyền « bằng miệng ». Nhưng tác hại lại rất lớn vì do việc « tuyên truyền bằng những sự thực » đó mà những người tán thành tham gia bầu cử vô tình đồng ý đề cho Đu-ma tồn tại và do đó củng cố những CƠ SỞ của Đu-ma. Các đồng chí đó định bù lại tác hại nghiêm trọng này như thế nào ? Bằng cách đi bỏ phiếu chăng ? Cũng không cần phải bàn luận về việc đó nữa.

Mặt khác việc « tuyên truyền bằng những sự thực » cũng phải có giới hạn. Khi Ga-pôn cầm thánh giá và cái tượng thánh dẫn đầu công nhân Pê-téc-bua, ông ta cũng nói : nhân dân tin tưởng vào lòng tốt của Nga hoàng , họ còn chưa thấy được cái dã tâm của chính phủ đương thời, và chúng ta cần dẫn họ đến trước cung điện của Nga hoàng. Chắc chắn là Ga-pôn đã làm. Sách lược của ông ta rất tai hại, điều đó được chứng thực ngày 9 tháng Giêng. Như thế có nghĩa là chúng ta nhất định phải vứt bỏ sách lược của Ga-pôn. Còn như sách lược tẩy chay lại là sách lược duy nhất khiến người ta triệt để bác bỏ được lối hành vi kỳ quặc kiều Ga-pôn.

Người ta nói : chính sách tẩy chay sẽ làm cho quần chúng xa rời đội tiền phong của nó vì chỉ có đội này sẽ đi theo các anh, còn quần chúng thì sẽ ở lại với bọn phản động và phái tự do, bọn này, sẽ tranh thủ được quần chúng về phía họ.

Chúng ta trả lời lại lý lẽ đó như sau : phàm ở đâu phát sinh ra những việc như thế, chính là vì quần chúng chắc hẳn là có cảm tình với các đảng khác, và chúng ta có tham gia bầu cử cũng vô ích, quần chúng sẽ không bầu cho đại biểu dân chủ - xã hội đâu. Vì không phải bản thân các cuộc bầu cử có thể khiến cho quần chúng trở thành cách mạng được! Còn như cuộc tuyên truyền vận động trước ngày bầu cử, thì nó được tiến hành ở hai phía khác nhau, phía chủ trương tẩy chay thì tiến hành một cuộc tuyên truyền vận động chống lại Đu-ma một cách không khoan nhượng hơn và kiên quyết hơn phái tán thành tham gia bầu cử, vì phê phán kịch liệt Đu-ma thì có thể cổ lệ quần chúng từ chối không bỏ phiếu, mà điều đó không nằm trong các kế hoạch của phái tán thành tham gia bầu cử. Nếu cuộc tuyên truyền vận động đó có hiệu quả, nhân dân sẽ tập hợp xung quanh những người dân chủ - xã hội, và khi những người này kêu gọi tẩy chay Đu-ma thì nhân dân sẽ theo họ ngay, còn phái phản động và bọn lưu manh tay chân của chúng thì lâm vào thế bị cô lập. Nếu, ngược lại, cuộc tuyên truyền cổ động « không đem lại kết quả » thì cuộc bầu cử chỉ có thể tai hại đối với chúng ta mà thôi, vì với sách lược tham gia Đu-ma, chúng ta sẽ buộc phải thừa nhận sự hoạt động của bọn phản động. Chính sách tẩy chay, như người ta thấy, là biện pháp tốt nhất để đoàn kết nhân dân xung quanh đảng dân chủ - xã hội, tất nhiên ở nơi nào mà sự đoàn kết đó có thể thực hiện - được, còn ở đâu mà không có khả năng đó, thì cuộc bầu cử chỉ có thể làm hại chúng ta thôi.

Ngoài ra, sách lược tham gia Đu-ma làm cho ý thức cách mạng của nhân dân mơ hồ. Vấn đề là ở chỗ tất cả các đảng phái phản động và tự do đều tham gia bầu cử. Giữa bọn họ và những người cách mạng khác nhau cái gì ? Đối với vấn đề đó, sách lược tham gia không đem lại cho quần chúng một lời giải đáp rõ ràng. Quần chúng có thể dễ dàng lầm lẫn giữa những người dân chủ lập hiến không cách mạng với những người dân chủ - xã hội cách mạng. Còn sách lược tẩy chay thì vạch ra một ranh giới rất rõ giữa những người cách mạng với những người không cách mạng muốn sử dụng Đu-ma để cứu vãn những cơ sở của chế độ cũ. Thế mà điều hết sức quan trọng đối với cuộc giáo dục nhân dân là con đường ranh giới đó phải được vạch ra.

Cuối cùng người ta nói với chúng ta rằng nhờ có bầu cử chúng ta sẽ thành lập ra các Xô-viết đại biểu công nhân và do đó sẽ đoàn kết được quần chúng cách mạng về mặt tổ chức.

Chúng ta trả lời lại lý lẽ đó như sau : trong những điều kiện hiện nay, trong lúc những người tham gia các cuộc hội nghị vô hại nhất đều bị bắt, thì hoạt động của Xô viết đại biểu công nhân không thể nào tiến hành được và do đó nếu tự quy định cho mình một nhiệm vụ như thế tức là tự lừa dối mình.

Như vậy, sách lược tham gia bầu cử là vô tình giúp sức củng cố Đu-ma Nga hoàng; nó làm suy yếu tinh thần cách mạng của quần chúng, làm chết ý thức cách mạng của nhân dân mơ hồ ; nó không có khả năng tạo lập được một tổ chức cách mạng nào cả ; nó cản trở sự phát triển của cuộc sống xã hội, cho nên đảng dân chủ - xã hội phải vứt bỏ sách lược đó.

Còn sách lược tẩy chay bầu cử, thì hiện nay đó là phương hướng của sự phát triển cách mạng. Đó cũng là phương hướng phải noi theo của đảng dân chủ - xã hội.

Bảo « Bình minh », số 3, 
ngày 8 tháng Ba 1906

Nhận xét

Bài đăng phổ biến